Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao
Những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp tỉnh nhà.
Mô hình chuyển đổi đất trồng lạc kém hiệu quả sang trồng các loại dưa trong nhà lưới tại xã Nga Thạch (Nga Sơn).
Là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp, huyện Nga Sơn là một trong những địa phương có diện tích sản xuất trong nhà màng, nhà lưới lớn với diện tích hơn 43 ha kết hợp tưới tiết kiệm để sản xuất rau, củ, quả, hoa tập trung ở các xã Nga Giáp, Nga Thành, Nga Bạch, Nga Phượng, Nga Trung... giá trị canh tác đạt từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.
Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tạo điều kiện, hỗ trợ người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, tích cực thực hiện chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn người dân ứng dụng vào thực tế, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất. Theo tính toán, nhiều mô hình sau chuyển đổi đã đem lại thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất truyền thống.
Ông Nguyễn Văn Nam ở xã Nga Thạch cho biết, năm 2018 khi manh nha ý tưởng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ông đã mất nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi, tham quan, học tập các mô hình sản xuất trong nhà màng trên địa bàn tỉnh. Sau đó ông quyết định thuê hơn 2 ha đất trồng lạc, ngô để cải tạo trồng các loại dưa an toàn, chủ yếu là dưa Kim Hoàng hậu và dưa lưới. Trên diện tích được chuyển đổi, ông đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới được thiết kế tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, giảm thiểu tác động của thời tiết, sâu bệnh; lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israel để tiết kiệm tối đa chi phí thuê nhân công, đồng bộ quy trình sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó, quy trình trồng, chăm sóc đều tuân thủ nghiêm ngặt theo phương pháp sản xuất sạch, phân bón sử dụng cho cây hoàn toàn là phân vi sinh hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học để cây phát triển tốt. Từ những sản phẩm ban đầu là dưa vàng, dưa lưới, đến nay trang trại đã được mở rộng lên 4 ha trồng thêm hoa, nho sữa, cây ăn quả, nuôi ong...
Xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chủ đạo và tất yếu để nâng cao sức cạnh tranh của nền nông nghiệp, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững, các địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp như Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Đông Sơn, Thạch Thành, Như Xuân... đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như dưa Kim Hoàng hậu, dưa lưới, dưa chuột baby, rau an toàn, hoa... Các mô hình chuyển đổi sang trồng các loại dưa, cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ có thể mang lại doanh thu hàng năm đạt từ 600 triệu đồng/ha trở lên.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân Lê Tiến Đạt, cho biết: Từ diện tích được chuyển đổi, huyện đã khuyến khích, hướng dẫn người dân trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như ổi, cam, bưởi, chanh leo, xoài keo... được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... trong đó nhiều diện tích được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.
Để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực lựa chọn giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương; chú trọng hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, gắn với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mạnh dạn đầu tư nhà màng, nhà lưới với hệ thống tưới tiêu hiện đại gắn với chế biến, bảo quản... Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật và khuyến nông; cơ giới hóa, đưa các quy trình tiên tiến vào sản xuất, chế biến; thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX thực hiện các mô hình liên kết theo chuỗi, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-04-05 14:39:00
Chủ động ngăn chặn nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng
Bản tin tài chính 5/4/2024: Đồng loạt rơi tự do, vàng SJC giảm gần nửa triệu đồng
Khám phá thành phố di sản Tây An nổi tiếng cùng đường bay mới của Vietjet
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Như Xuân tích tụ được 3.037 ha đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao
Thành lập Hiệp hội Tre huyện Quan Sơn
Giá xăng E5 RON 92 và dầu DO đồng loạt tăng
Kỳ vọng từ giống dứa nuôi cấy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tổ chức hội nghị khách hàng năm 2024
Phát triển mô hình trồng chanh không hạt