(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng khoa học công nghệ được ngành nông nghiệp của tỉnh xác định là hướng phát triển chủ đạo và tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh quá trình sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng khoa học công nghệ được ngành nông nghiệp của tỉnh xác định là hướng phát triển chủ đạo và tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh quá trình sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ

Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng (Thọ Xuân) chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang trồng dưa trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao.

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất, Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng (Thọ Xuân) đã chuyển đổi gần 5 ha diện tích khô cằn, thiếu nước, trồng mía nguyên liệu kém hiệu quả để thực hiện dự án sản xuất rau, quả công nghệ cao. Công ty đã tiến hành cải tạo đất, quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động tới từng gốc cây. Kỹ sư nông nghiệp Quách Minh Hải, phó Phòng Kế hoạch kỹ thuật Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng, cho biết: Công ty đã đầu tư lắp đặt 4,5 ha hệ thống nhà màng và đưa các loại dưa giá trị kinh tế cao vào sản xuất theo quy trình VietGAP. Các loại cây trồng chính, như: dưa leo baby, dưa lê Hàn Quốc, dưa vàng..., đều được dán tem truy xuất nguồn gốc, được các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch ở các thành phố lớn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với giá bán ổn định. Mỗi năm công ty sản xuất được 3 vụ dưa các loại, nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, hệ thống nhà màng đảm bảo nên các loại dưa sinh trưởng và phát triển khá tốt, sản lượng dưa lưới thu hoạch đạt năng suất từ 27 đến 30 tấn/ha. Hiện nay sản phẩm dưa đang được bán với giá từ 35 đến 40 nghìn đồng/kg, doanh thu từ 1 đến 1,2 tỷ đồng/ha/vụ.

Tại huyện Thọ Xuân, người dân các xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Thọ Diên, Xuân Hòa, Thọ Hải và thị trấn Thọ Xuân đã tích cực chuyển đổi được 47 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất trong nhà màng, nhà lưới. Các loại rau màu truyền thống được người dân trồng trong nhà màng với hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất, chất lượng và an toàn. Tuy người dân phải đầu tư nguồn vốn lớn, song lợi nhuận bình quân đạt tới 600 - 700 triệu đồng/ha/năm nên mang lại giá trị kinh tế cao. Những đổi mới về tư duy đã giúp nông dân nơi đây tăng hiệu quả canh tác lên 2 - 3 lần so với trước đây.

Hiện nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi và xây dựng khoảng 5.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các loại cây trồng. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, hiện tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng hơn 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Qua đó, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, với lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Tại các huyện Thọ Xuân, Như Xuân, Thạch Thành... người dân tích cực chuyển đổi cây trồng sang trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ cho doanh thu hàng năm đạt từ 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha. Để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, nhất là ứng dụng công nghệ, ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là trên các cây trồng lợi thế của tỉnh. Ngành nông nghiệp cũng tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông, đưa nhanh các quy trình sản xuất tiên tiến áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vào sản xuất, chế biến nông, lâm và thủy sản. Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ số để phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó, các địa phương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX thực hiện các mô hình liên kết theo chuỗi, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân, tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm.

Bài và ảnh: Hải Đăng


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]