(Baothanhhoa.vn) - Với ý chí vượt khó vươn lên, nhiều phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình và tạo việc làm cho lao động, nhất là lao động nữ tại địa phương. Trong số đó có nhiều phụ nữ lựa chọn phát triển và thành công với mô hình kinh tế hợp tác, trở thành điển hình phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương.

Hiệu quả mô hình HTX do phụ nữ làm chủ

Với ý chí vượt khó vươn lên, nhiều phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình và tạo việc làm cho lao động, nhất là lao động nữ tại địa phương. Trong số đó có nhiều phụ nữ lựa chọn phát triển và thành công với mô hình kinh tế hợp tác, trở thành điển hình phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương.

Hiệu quả mô hình HTX do phụ nữ làm chủ

Sản xuất túi xuất khẩu tại HTX thủ công nghiệp Trung Kiên, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa).

Vốn là người năng động, nhạy bén và quyết tâm phát triển kinh tế, chị Phạm Thị Ngân, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa) luôn trăn trở tìm kiếm, du nhập nghề mới cho lao động, nhất là lao động nữ tại địa phương. Năm 2008, chị Ngân đã nỗ lực đưa các nghề mới, như: móc hộp xuất khẩu, tranh thêu, trồng nấm, tăm hương... về dạy nghề cho lao động nữ địa phương. Đồng thời, thành lập HTX thủ công nghiệp Trung Kiên để phát triển nghề mới và tiêu thụ sản phẩm cho hội viên. Chị Phạm Thị Ngân, cho biết: “Nhằm giúp chị em phụ nữ địa phương có việc làm tại nhà, tận dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển kinh tế gia đình, từ năm 2014 gia đình tôi quyết định đầu tư mở xưởng may các loại túi xách dùng trong siêu thị. Qua bạn bè giới thiệu, cùng với sự hỗ trợ từ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã, gia đình tôi đã đấu mối với Công ty CP Casablanca Việt Nam (Hà Nội) để tìm hiểu quy trình sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm; đồng thời hướng dẫn, dạy nghề cho các chị em phụ nữ địa phương”. Được biết, với những nỗ lực, sáng tạo, linh hoạt về kế hoạch phát triển phù hợp, hiệu quả, HTX thủ công nghiệp Trung Kiên đã giải quyết việc làm cho 105 lao động, chủ yếu là phụ nữ địa phương, với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

Với mong muốn nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất miến dong, chị Đỗ Thị Huyên, xã Cẩm Bình đã mạnh dạn thành lập HTX dịch vụ và sản xuất miến dong Đồi Ao, tìm hướng phát triển bền vững cho nghề truyền thống. Sau khi thành lập, HTX đã liên kết với các hộ trồng dong riềng trong xã để chủ động nguồn nguyên liệu sạch, phục vụ chế biến, nâng cao thu nhập. Cùng với đó, HTX đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, quy trình sản xuất miến dong bảo đảm theo tiêu chuẩn VietGAP để phát triển miến dong thành sản phẩm OCOP. Chị Đỗ Thị Huyên, giám đốc HTX sản xuất miến dong Đồi Ao, cho biết: Năm 2020, được sự hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ tỉnh, Hội LHPN xã Cẩm Bình đã thành lập HTX dịch vụ và sản xuất miến dong Đồi Ao, với 15 thành viên tham gia. Trong quá trình thực hiện, HTX được hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống máy rửa, máy nghiền bột, lọc bột, máy cán sợi, với tổng giá trị 180 triệu đồng. Ngoài ra, HTX còn được UBND huyện hỗ trợ 100 triệu đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường; hỗ trợ giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dong riềng trên diện tích 10 ha. Từ thuận lợi trên, HTX đã tập trung phát triển, hoàn thiện và nâng cấp, cải tiến mẫu mã, bao bì và chú trọng quảng bá sản phẩm. Nhờ đó, tháng 11-2021, sản phẩm miến dong Đồi Ao đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi đạt chuẩn, sản phẩm đã được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, doanh thu tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước.

Từ thực tế cho thấy, nhờ khả năng giao lưu xã hội và hoạch định kinh doanh tốt, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, các HTX do phụ nữ làm chủ đã từng bước phát huy vai trò, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội. Hội viên, phụ nữ tham gia HTX không chỉ được hỗ trợ về phát triển kinh tế mà còn được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ trong xây dựng gia đình, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của tỉnh. Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, tính đến tháng 2-2023, toàn tỉnh có 84 HTX do phụ nữ làm chủ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX chủ yếu ở các lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất, chế biến nông sản, dịch vụ du lịch... Trong đó, có 56,6% số HTX do phụ nữ làm chủ hoạt động tốt, có đông hội viên tham gia, mang lại thu nhập ổn định từ 4 triệu đồng/hội viên/tháng. Nhằm khuyến khích hội viên phụ nữ khởi nghiệp trong đó có xây dựng HTX, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3877/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2022-2030” và giao Hội LHPN tỉnh làm cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các hoạt động. Theo đó, đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu thành lập mới 13 HTX do phụ nữ làm chủ. Để đạt được mục tiêu đó, Hội LHPN tỉnh đã và đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX. Đồng thời, phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tuyên truyền nhân rộng các mô hình HTX do phụ nữ làm chủ điển hình. Tạo điều kiện để các HTX, phụ nữ tiếp cận các chính sách hỗ trợ, phát triển các mô hình khởi nghiệp, giúp phụ nữ vươn lên khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội.

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài và ảnh: Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]