Chiến tranh thế giới thứ III sẽ như thế nào?
Gần đây, các chuyên gia quân sự đã đưa ra nhiều bình luận về khả năng xảy ra Thế chiến thứ III, bao gồm những nhân tố chính và các yếu tố cần theo dõi khi thế giới tiến gần hơn đến nguy cơ xung đột toàn diện.
Bức ảnh chụp vụ thử hạt nhân Priscilla vào ngày 25/6/1957 tại Bãi thử Nevada, Hoa Kỳ. Ảnh: Getty.
Các quốc gia châu Âu đã âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Nga khi NATO xây dựng một số kịch bản về cuộc chiến toàn diện và các chiến thuật nhằm phá hoại sự ổn định của đối thủ.
“Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với phương Tây”, Bruno Kahl, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, đã tuyên bố thẳng thừng vào cuối tháng 11.
Tuy nhiên, Nga không phải là nước duy nhất có thể gây ra cuộc xung đột toàn cầu. Chuẩn đô đốc Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Mark Montgomery và cựu quyền Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Chính sách James Anderson cho biết bất kỳ cuộc chiến tranh lớn nào gần như chắc chắn sẽ xảy ra do căng thẳng giữa 5 bên tham gia chính, gồm: Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran và Hoa Kỳ.
Diễn biến sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như xung đột bắt đầu từ đâu và động lực là gì, điều này sẽ định hình cách các bên liên quan và đồng minh phản ứng với yếu tố đóng vai trò châm ngòi cho cuộc chiến.
Anderson nhấn mạnh vùng Baltic hoặc Ba Lan là những điểm nóng tiềm tàng mà Nga có thể châm ngòi, điều này sẽ kéo dài xung đột ở Ukraine đồng thời mở rộng phạm vi thành một cuộc chiến tranh “nóng” trên toàn cầu.
Trong khi Trung Đông chứng kiến nhiều biến động, cuộc chiến của Israel với các nhóm Hamas và Hezbollah, cho đến quân nổi dậy Syria lật đổ chế độ Assad, hành động của Israel có thể dẫn đến xung đột khu vực rộng lớn hơn.
Tương tự như vậy, ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo ở Đài Bắc đủ khôn ngoan để không đột nhiên tuyên bố độc lập, điều sẽ là ranh giới đỏ đối với Trung Quốc.
Montgomery, chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu, đồng tình rằng Nga có khả năng là tác nhân gây ra một cuộc chiến tranh lớn hơn, lưu ý rằng Moscow cũng có liên quan đến các cuộc xung đột nhỏ hơn ở các quốc gia như Georgia và Serbia.
Montgomery kết luận Putin ít sợ rủi ro hơn, điều này làm tăng “khả năng xảy ra khủng hoảng, nếu ông ấy phán đoán sai mọi việc, hoặc nếu mọi người phản ứng thái quá với ông ấy và mọi chuyện leo thang nhanh chóng, thì đó có lẽ là rủi ro số một”.
Montgomery coi Iran là điểm nóng thứ hai có khả năng bùng phát, dựa trên sự hiện diện của các nhóm ủy nhiệm và chiến binh như Hamas, Hezbollah và Houthis.
Một trong những điểm đồng thuận và quan ngại nhất quán giữa các chiến lược gia là bất kỳ cuộc xung đột nào cũng có khả năng chứng kiến sự hợp tác giữa các bên.
Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Tehran đã thể hiện sự hợp tác trong việc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến với Ukraine.
Ngoài ra, các chuyên gia đều lưu ý đến tầm quan trọng của NATO và các nước Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Chính xác hơn, nó sẽ liên quan đến những nước lớn như Đức, Pháp, Anh, Ý, Ba Lan và tùy thuộc vào nơi xảy ra cuộc tấn công, có thể các nước vùng Baltic sẽ là những nước liên quan nhiều nhất.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mạo hiểm làm điều gì đó khiến Israel và Hoa Kỳ trừng phạt... nhưng nhìn chung, họ sẽ là một thế lực có thể gây bất ổn.
Phần mong manh nhất của Thế chiến thứ III có thể xảy ra là khả năng xung đột leo thang thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng rằng vũ khí hạt nhân sẽ không được sử dụng ngay lập tức và thậm chí nếu được triển khai, nhiều khả năng sẽ liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật để có thể hạn chế tác động.
Các chuyên gia chỉ ra rằng Nga có thể đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng chỉ thực hiện các bước để triển khai như một bằng chứng cho thấy các cường quốc vẫn nhận thức được toàn bộ cái giá phải trả khi vượt qua ranh giới đỏ.
Trong bối cảnh Thế chiến thứ III, vũ khí hạt nhân có lẽ sẽ ở giai đoạn sau, được sử dụng bởi các quốc gia đang cảm thấy tuyệt vọng, cảm thấy sự tồn tại của họ đang bị đe dọa và họ không còn lựa chọn nào khác.
Montgomery nói thêm rằng bất kỳ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Hoa Kỳ cũng có thể xảy ra như một “phản ứng” chứ không phải là cuộc tấn công đầu tiên.
TD (Newsweek)
{name} - {time}
-
2025-01-19 13:22:00
Người biểu tình tấn công tòa án Hàn Quốc: Biểu tình bạo lực và phản ứng quốc tế
-
2025-01-19 12:34:00
Israel sẽ chiến đấu nếu thỏa thuận ngừng bắn đổ vỡ, Trump cảnh báo
-
2024-12-18 14:53:00
Nga bắt giữ công dân Uzbekistan vì đánh bom ám sát tướng cấp cao
Congo xác nhận bệnh lạ khiến nhiều người chết là sốt rét
Quốc hội Mỹ đề xuất dự luật tạm thời để ngăn việc đóng cửa một phần chính phủ
Xả súng ở Mỹ: Các CEO được bảo vệ, học sinh nhận được “lời cầu nguyện”
Hội đồng Bảo an chuẩn bị họp về hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên
Pháp áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm trên đảo Mayotte
Các nước V4 thảo luận về khả năng hòa bình tại Ukraine
EU chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok
Quốc hội Ukraine thông qua dự luật cho phép đa tịch
Thụy Sĩ lên kế hoạch tổ chức hội nghị thứ hai về Ukraine