(Baothanhhoa.vn) - UBND huyện Cẩm Thủy đã vận dụng các chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ phát triển sản xuất... để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng cây ngô sinh khối cung cấp thức ăn cho đàn gia súc. Đồng thời, chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp chủ động liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ cây ngô dày sinh khối cho người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cẩm Thủy mở rộng diện tích ngô sinh khối

UBND huyện Cẩm Thủy đã vận dụng các chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ phát triển sản xuất... để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng cây ngô sinh khối cung cấp thức ăn cho đàn gia súc. Đồng thời, chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp chủ động liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ cây ngô dày sinh khối cho người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cẩm Thủy mở rộng diện tích ngô sinh khối

Người dân xã Cẩm Yên (Cẩm Thủy) kiểm tra diện tích cây ngô sinh khối trước khi thu hoạch.

Vụ đông năm 2022, thực hiện định hướng của UBND huyện Cẩm Thủy, xã Cẩm Yên đã sản xuất 28,6 ha cây ngô sinh khối. Với ưu điểm như: Khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh cao, thời gian sinh trưởng ngắn nên người dân có thể sản xuất ngô sinh khối được 3 vụ/năm, lợi nhuận cao hơn so với trồng ngô thương phẩm truyền thống. Cùng với đó, cây ngô sinh khối hiện đang được Công ty CP Thực phẩm Sữa TH và một số trang trại nuôi bò tại các huyện Yên Định, Bá Thước ký hợp đồng thu mua toàn bộ, bảo đảm đầu ra ổn định.

Ông Hà Công Đạt, thôn Trâm Lụt, cho biết: Người dân xã Cẩm Yên có truyền thống sản xuất cây ngô. Tuy nhiên, cây ngô thương phẩm có năng suất thấp, giá trị chỉ đạt 35 đến 40 triệu đồng/ha/năm, thị trường tiêu thụ không ổn định. Thời gian gần đây, người dân đã không còn mặn mà với đối tượng cây trồng này. Năm 2016, HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thủy lợi xã Cẩm Yên thực hiện liên kết sản xuất cây ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi với Công ty CP Thực phẩm Sữa TH, sản xuất 3 vụ/năm, doanh thu khoảng 90-100 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2,5 lần so với trồng ngô thương phẩm truyền thống. Từ đó, người dân trong xã đã tích cực đăng ký, mở rộng diện tích sản xuất cây ngô làm thức ăn chăn nuôi để nâng cao thu nhập.

Được biết, hiện nay, trên địa bàn xã Cẩm Yên có khoảng 350 hộ dân đang tham gia sản xuất cây ngô sinh khối, tổng diện tích hơn 120 ha/năm (3 vụ), lợi nhuận từ 70 đến 75 triệu đồng/ha/năm. Với ưu điểm vượt trội về năng suất, hiệu quả kinh tế nên phát triển cây ngô dày sinh khối được coi là mô hình sản xuất mới, hiệu quả để xã Cẩm Yên nhân rộng trên diện tích đất sản xuất lúa hiệu quả kinh tế thấp.

Không chỉ tại xã Cẩm Yên, mô hình đưa cây ngô sinh khối vào sản xuất còn được thực hiện hiệu quả trên địa bàn toàn huyện. Tại xã Cẩm Bình, năm 2022, UBND xã đã vận động Nhân dân đưa cây ngô sinh khối vào sản xuất trên diện tích đất sản xuất lúa vùng ven sông Mã. Sau vụ xuân đạt hiệu quả kinh tế cao, ở vụ thu mùa và vụ đông năm 2022, Nhân dân trên địa bàn Cẩm Bình đã mở rộng diện tích cây ngô dày sinh khối lên khoảng 72 ha. Theo đánh giá của người dân, thời gian trồng ngô sinh khối từ 75 đến 85 ngày nên có thể luân canh nhiều vụ sản xuất trong năm. Thay vì thu hoạch để lấy hạt như ngô thương phẩm, cây ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp. Toàn bộ cây ngô (thân, lá, bắp) thường được băm hoặc xay nhỏ để gia súc ăn trực tiếp, hoặc ủ chua, viên nén... Thông qua các hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm giữa HTX Dịch vụ nông nghiệp cẩm Bình với Công ty CP Thực phẩm Sữa TH và Công ty Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa, 1 ha ngô sinh khối lợi nhuận đạt 20 đến 25 triệu đồng/vụ.

Hiện nay, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức sản xuất cây ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, diện tích chủ yếu tập trung ở các xã Cẩm Yên, Cẩm Ngọc, Cẩm Tâm, Cẩm Bình... Tổng diện tích sản xuất trung bình đạt 600 ha/vụ, chiếm hơn 50% diện tích cây ngô trên địa bàn huyện. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy, cho biết: Với những ưu điểm vượt trội như: Thời gian sản xuất ngắn, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tần số sử dụng đất cao, có thị trường tiêu thụ ổn định,... huyện Cẩm Thủy đã vận động Nhân dân đưa cây ngô sinh khối vào sản xuất thay thế cho các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Đồng thời, vận dụng các cơ chế, như: tích tụ đất đai, hỗ trợ liên kết sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi... để hỗ trợ khuyến khích Nhân dân mở rộng diện tích trồng ngô.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]