(Baothanhhoa.vn) - Huyện Ngọc Lặc hiện có 155 công trình thủy lợi, ngoài hồ Cống Khê (thị trấn Ngọc Lặc) theo thiết kế có dung tích chứa 4 triệu 380 nghìn m3 nước, còn lại là hồ, đập vừa và nhỏ, hàng năm đảm nhận tưới cho khoảng 2.200ha/vụ. Trong đó có 9 hồ, 1 đập do Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Ngọc Lặc quản lý, khai thác, phục vụ nước tưới cho 920ha cây trồng.

Bảo vệ an toàn hồ chứa nước phục vụ sản xuất và dân sinh

Huyện Ngọc Lặc hiện có 155 công trình thủy lợi, ngoài hồ Cống Khê (thị trấn Ngọc Lặc) theo thiết kế có dung tích chứa 4 triệu 380 nghìn m3 nước, còn lại là hồ, đập vừa và nhỏ, hàng năm đảm nhận tưới cho khoảng 2.200ha/vụ. Trong đó có 9 hồ, 1 đập do Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Ngọc Lặc quản lý, khai thác, phục vụ nước tưới cho 920ha cây trồng.

Bảo vệ an toàn hồ chứa nước phục vụ sản xuất và dân sinhHồ chứa nước Thung Bằng (xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy) đã tích nước, bảo đảm tưới cho 410ha cây trồng theo thiết kế.

Từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và tỉnh, huyện Ngọc Lặc mới được đầu tư nâng cấp một số công trình thủy lợi như hồ Ngọc Đó (xã Ngọc Sơn), hồ Bai Cô (xã Thúy Sơn), hồ Ngọc Mùn (xã Cao Ngọc), hồ Nam (xã Kiên Thọ), đập Bai Mốc (xã Thạch Lập), hệ thống kênh hồ Liên Thành (xã Phùng Minh), hồ Hón Sung (xã Mỹ Tân); tu sửa, nâng cấp đập Bai Tọc (thị trấn Ngọc Lặc), đập Kiên Trí (xã Kiên Thọ), đập Bai Trùng, đập Mó Mũ (xã Minh Sơn), đập Vó Khủ (xã Ngọc Trung), hồ Đồng Gia (xã Thúy Sơn)... qua đó đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Để khắc phục tình trạng trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hồ, đập hư hỏng nặng không phát huy được hiệu quả phục vụ sản xuất như thiết kế; một số công trình chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống kênh mương dẫn nước còn là mương đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các tháng vừa qua huyện Ngọc Lặc đã phát động Nhân dân góp công sức nạo vét thủy lợi nội đồng, sửa chữa tạm thời các công trình thủy lợi hư hỏng. Các xã chủ động tu sửa, nạo vét kênh mương và xây dựng phương án chống hạn, điều tiết nước tưới hợp lý cho cây trồng sinh trưởng, phát triển; xây dựng phương án, chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện... ứng phó cụ thể với các sự cố hồ, đập xảy ra. Huyện cũng rà soát, chủ động chuyển đổi được gần 110ha đất lúa không có nguồn nước hoặc có nguồn nước nhưng không chắc chắn sang trồng các loại cây chịu hạn.

Đến tháng 7/2024, toàn tỉnh có 610 hồ chứa nước, trong đó có 1 hồ chứa nước quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là hồ Cửa Đạt (Thường Xuân), dung tích toàn bộ hồ chứa 1,45 tỷ m3 nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Ngoài nhiệm vụ chính là tưới cho cây trồng, các hồ chứa còn có nhiệm vụ cắt lũ trong mùa mưa, bão, cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nuôi thủy sản...

Hiện tại, toàn tỉnh vẫn còn 86 hồ chứa nước, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi như Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân, Bá Thước, Như Thanh... xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nặng. Hầu hết các hồ thủy lợi hư hỏng được xây dựng từ những năm 1960 đến 1970, cống, tràn đều làm tạm, do ảnh hưởng của thiên tai và thời gian sử dụng đã lâu nên xuống cấp rất nghiêm trọng. Nhiều hồ bị hư hỏng toàn bộ cống, thiết bị đóng mở, cống bị lùng mang, lùng đáy, đập đất bị sạt lở, thấm mạnh phía hạ lưu xuất hiện dòng chảy... khả năng tích nước kém, ảnh hưởng đến phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong tổng số hồ thủy lợi hư hỏng nêu trên, các cơ quan chức năng đã quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp 21 hồ chứa nước bị hư hỏng. Các công ty khai thác công trình thủy lợi và địa phương đã triển khai các biện pháp khắc phục khó khăn khai thác nguồn nước hồ chứa phục vụ sản xuất.

Để sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra khi mưa to, lũ lớn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố hồ, đập gây ra, các công ty khai thác công trình thủy lợi, địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng, chống lụt, bão theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo vệ an toàn cho từng hồ chứa, đặc biệt đối với các hồ, đập đang thi công dở dang và hồ xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Các đơn vị, địa phương đã chủ động kiểm tra an toàn hồ, đập để phát hiện hư hỏng, tùy theo mức độ hư hỏng, không có khả năng tích nước thì không được tích nước hoặc chỉ tích một phần nước. Tuyên truyền nâng cao cảnh giác sự cố hồ đập cho Nhân dân; có phương án sơ tán người dân sống gần những con đập có nguy cơ vỡ. Các địa phương đã chủ động trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo đảm cân bằng sinh thái, tạo nguồn sinh thủy, giữ nước cho các hồ, đập.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]