Ai Cập: Không tuyến hàng hải nào có thể thay thế cho kênh đào Suez
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 19/2, Chủ tịch Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, ông Osama Rabie, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng không thể thiếu của kênh đào Suez trong việc đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một tàu hàng di chuyển qua kênh đào Suez ở Ismailia, Ai Cập ngày 13/7/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo quan chức này, cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ do hành động tấn công của các tay súng Houthi gây ra trong suốt thời gian qua, cũng không thể tạo ra “tuyến hàng hải bền vững” nào khác có thể thay thế cho kênh đào Suez.
Ông Rabie đưa ra phát biểu trên trong cuộc gặp cùng ngày ở thủ đô Cairo với Đặc phái viên của Pháp về Hành lang Kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu (IMEC), ông Gerard Mestrallet.
Được đề xuất tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại New Delhi (Ấn Độ) năm 2023, IMEC là một mạng lưới giao thông toàn diện, bao gồm các tuyến đường sắt và đường biển, kết nối Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Theo ông Rabie, dù nhiều hãng tàu đã phải sử dụng tuyến đường biển xung quanh Mũi Hảo Vọng ở miền Nam châu Phi để tránh các cuộc tấn công ở Biển Đỏ nhưng họ cũng phải đối mặt với chi phí cao hơn, hành trình dài hơn và tốn nhiều nhiên liệu hơn, qua đó làm tăng lượng khí thải carbon.
Vì thế, khi an ninh ở Biển Đỏ có dấu hiệu tích cực trở lại, các hãng tàu đã chọn ngay giải pháp quay lại với tuyến đường thủy quen thuộc qua kênh đào Suez.
Chia sẻ quan điểm này, ông Mestrallet khẳng định hành lang kinh tế IMEC sẽ không cạnh tranh với kênh đào Suez.
IMEC có năng lực và khối lượng vận tải thương mại khác biệt, dựa vào sự kết hợp giữa vận tải hàng hải và đường sắt.
Hiện, các cung đường vận chuyển thuộc khuôn khổ IMEC đang trong quá trình nghiên cứu với một số lựa chọn đã được xem xét, bao gồm cả khả năng hợp tác với Ai Cập thông qua kênh đào Suez.
Căng thẳng ở Biển Đỏ gia tăng từ năm ngoái sau khi lực lượng Houthi ở Yemen liên tục tấn công các tàu có liên quan đến Israel, Mỹ và Anh ở khu vực gần Eo biển chiến lược Bab el-Mandeb giữa Yemen và Djibouti.
Bất ổn khiến các công ty vận tải biển phải chuyển hướng sang tuyến đường dài hơn và đắt đỏ hơn xung quanh Mũi Hảo Vọng, khiến doanh thu của kênh đào Suez sụt giảm mạnh.
Kênh đào Suez nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải, tạo ra tuyến vận chuyển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Tuyến hàng hải này chiếm 12% tổng khối lượng thương mại vận chuyển đường biển toàn cầu.
Ngoài ra, kênh đào cũng nối với Vịnh Aden thông qua Eo biển Bab El-Mandeb. Đây là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập, cùng với du lịch và kiều hối./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-02-22 12:15:00
Liệu Nga - Mỹ có thể viết lại lịch sử?
-
2025-02-22 11:14:00
EU chuẩn bị gói viện trợ quân sự trị giá 20,9 tỷ đô la cho Kiev
-
2025-02-20 11:06:00
Tổng thống Mỹ: Thế chiến III “không còn xa” nhưng sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ này
WHO nối lại tiêm phòng bại liệt cho hơn 500.000 trẻ em ở Gaza
Lực lượng Nga tiến vào khu vực mới của Ukraine
Tổng thống Putin: Cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc gặp với Trump
Australia chính thức triển khai phi đội trực thăng UH-60M Black Hawk
Ấn Độ và Ai Cập tập trận chung chống khủng bố
Mỹ cắt giảm 10% quy mô phái đoàn ngoại giao tại Trung Quốc
Trận chiến cuối cùng của Chiến tranh Lạnh vừa diễn ra ở Đức
Tổng thống Mỹ: “Một nhà đàm phán nửa vời cũng có thể giải quyết xung đột Nga - Ukraine từ nhiều năm trước”
Hamas sẵn sàng thả toàn bộ con tin Israel để đạt ngừng bắn vĩnh viễn