300/705 huyện trên cả nước đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
Ngày 21/12, thông tin từ Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết tính đến nay, có 455/705 huyện tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với 46 triệu thửa đất; 300/705 huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
(Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Ngoài ra, có 705/705 huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai (từ kỳ kiểm kê 2019) và đưa vào vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương; 325 huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Về liên thông điện tử với các bộ, ngành, hiện có 46/63 tỉnh, thành phố đã kết nối, liên thông giữa cơ quan đăng ký đất đai với cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân; 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (trong đó đã kết nối được dữ liệu của 461/705 đơn vị cấp huyện); 34/63 tỉnh, thành phố đã kết nối, liên thông giữa cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương với hệ thống một cửa điện tử của địa phương.
Hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai để vận hành, khai thác thống nhất trên quốc gia.
Để đẩy nhanh tiến độ, đại diện Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai nhấn mạnh thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho các địa phương trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương; tăng cường công tác đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai ở trung ương và các địa phương.
Cùng với đó, các địa phương cần xây dựng phương án tổng thể với giải pháp, nguồn lực khả thi và tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện của từng địa phương để hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh, thành phố trong năm 2025; tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai; rà soát các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã có dữ liệu thực hiện việc làm giàu, làm sạch dữ liệu ngay trong quá trình quản lý, vận hành, giao dịch của người sử dụng đất.
Đặc biệt, các địa phương cần rà soát, tái cấu trúc quy trình, nghiệp vụ thủ tục hành chính cung cấp trên cổng dịch vụ công, đáp ứng yêu cầu thực chất, đơn giản, thuận lợi, dễ tiếp cận, dễ sử dụng để tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; khẩn trương triển khai kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương với các cơ sở dữ liệu quốc gia...
Trên cơ sở đó, thời gian tới cần đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên toàn tỉnh, thành phố để người sử dụng đất, đăng ký đất đai theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận để bổ sung, làm giàu, làm sạch thông tin về đất đai trong cơ sở dữ liệu đất đai./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-21 23:08:00
Phát triển rừng bền vững (Bài 2): Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”
-
2024-12-21 21:06:00
Phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân dân tộc thiểu số
-
2024-12-21 08:01:00
Những “điểm nóng” tại Triển lãm công nghệ hàng đầu thế giới CES 2025
Phát triển rừng bền vững (Bài 1): Lợi ích “kép” từ rừng trồng gỗ lớn
Bản tin Tài chính 21/12: Đà giảm kéo dài cả vàng miếng, vàng nhẫn
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
Sun Property và dự án Sun Urban City Hà Nam thắng đậm tại Lễ vinh danh “Bất động sản Tiêu biểu Việt Nam 2024”
Nghề ươm cây giống
Hiệu quả liên kết sản xuất rau màu vụ đông
Hoằng Hóa: Tiến độ làm thuỷ lợi mùa khô đạt trên 120% kế hoạch tỉnh giao
Phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn
Petrolimex trao thưởng chương trình “Hóa đơn trao tay - vận may bất ngờ” cho các khách hàng tỉnh Thanh Hóa