Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ miền bắc, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị các phương tiện không được neo đậu gần các công trình vượt sông.

Yêu cầu các phương tiện không neo đậu gần các công trình vượt sông

Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ miền bắc, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị các phương tiện không được neo đậu gần các công trình vượt sông.

Yêu cầu các phương tiện không neo đậu gần các công trình vượt sông

Sáng 10/9, 8 phương tiện đường thủy bị mắc kẹt tại cầu Vĩnh Phú khiến cây cầu này tạm thời phải dừng hoạt động để bảo đảm an toàn.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa có công điện gửi sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố về việc xử lý các phương tiện trôi dạt trên sông.

Theo đó, hiện nay, trên các tuyến đường thủy nội địa có các phương tiện trôi dạt do ảnh hưởng của mưa, lũ gây mất an toàn các cầu đường bộ, đường sắt. Do đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện rà soát, kiểm tra, yêu cầu các phương tiện không neo đậu khu vực gần các công trình vượt sông; thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình nếu phát hiện phương tiện trôi dạt phải kịp thời thông báo cơ quan chức năng để xử lý.

Khi có phương tiện bị vướng vào trụ cầu đề nghị kịp thời thông báo về Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời phối hợp xử lý đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và công trình cầu.

Cục Đường thủy nội địa đề nghị các Sở Giao thông vận tải, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực 1 kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, công tác điều tiết hướng dẫn giao thông, chống va trôi, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình cầu vượt sông tại những vị trí trọng yếu trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, phối hợp xử lý các trường hợp phương tiện thủy nội địa trôi dạt, đắm trên đường thủy nội địa hạn chế ảnh hưởng đến cầu đường bộ, cầu đường sắt để ra thông báo hạn chế giao thông kịp thời.

Hai đơn vị này chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với cơ quan liên quan tại địa phương kiểm tra các quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, việc trang bị, sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh tại các bến khách ngang sông trên địa bàn quản lý; yêu cầu chủ bến, chủ phương tiện phải neo đậu phương tiện trong thời gian ảnh hưởng của mưa, lũ để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa, phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương trong quá trình mưa, lũ diễn biến phức tạp.

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các phương tiện thủy nội địa trôi dạt, đắm trên đường thủy nội địa hạn chế ảnh hưởng đến cầu đường bộ, cầu đường sắt.

Các cảng vụ không cấp phép cho phương tiện rời cảng, bến trong thời gian, phạm vi ảnh hưởng của mưa, lũ; yêu cầu thuyền trưởng, người lái phương tiện hoặc chủ phương tiện phải có biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa.

Các đơn vị thực hiện công tác bảo trì, công tác điều tiết khống chế bảo đảm giao thông, chống va trôi trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia; có phương án bảo đảm an toàn hoặc thu hồi, bảo quản các đèn báo hiệu, biển hiệu, phao báo hiệu và phụ kiện; kịp thời triển khai lại hệ thống báo hiệu ngay sau lũ; kiểm tra, rà soát phao neo, trụ neo, báo hiệu khu vực neo đậu cho tàu, thuyền tránh trú bão, lũ trên tuyến đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý; bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bảo đảm sẵn sàng ứng cứu.

Trước đó, sáng 10/9, 8 phương tiện đường thủy bị mắc kẹt tại cầu Vĩnh Phú khiến cây cầu này tạm thời phải dừng hoạt động để bảo đảm an toàn.

Theo Báo Nhân Dân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]