Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là một trong những chương trình phát triển kinh tế quan trọng của cả nước, là động lực phát triển kinh tế nông thôn, phục vụ có hiệu quả XDNTM. Xác định nhiệm vụ quan trọng này, huyện Yên Định đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả “Đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Hiện nay, huyện đã xếp thứ 4 toàn tỉnh về số lượng sản phẩm OCOP.
Lãnh đạo tỉnh, huyện Yên Định, người dân thưởng thức sản phẩm chè linh chi lúi lọc Ngọc Việt (Yên Phú) đạt OCOP 3 sao được trưng bày trong sự kiện Lễ hội Đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ.
Thực hiện Chương trình OCOP gắn với XDNTM luôn được cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến đông đảo người dân, các HTX tham gia xây dựng sản phẩm OCOP. Huyện đẩy mạnh rà soát và lựa chọn những sản phẩm thực sự có tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững, lâu dài, đồng thời kiểm soát chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, hỗ trợ các chủ thể sản xuất lập hồ sơ công bố sản phẩm; xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến...
Trên cơ sở đó, những hộ đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP đều được cán bộ phụ trách Chương trình OCOP của huyện đến tận cơ sở giới thiệu nội dung cơ bản các bước thực hiện chu trình OCOP; bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn đăng ký hồ sơ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP. Cán bộ phụ trách OCOP huyện khảo sát và thu thập thông tin, từ đó phân tích ưu điểm, nhược điểm của các sản phẩm và đưa ra hướng khắc phục, chuẩn bị cho bước tiếp theo, giúp các chủ thể sớm hoàn thiện từng tiêu chí.
Để khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm, huyện Yên Định đã vận dụng các chính sách của cấp trên, đồng thời thực hiện hỗ trợ 100 triệu đồng/sản phẩm đối với sản phẩm OCOP 3 sao, 200 triệu đồng/sản phẩm đối với sản phẩm OCOP 4 sao và 100 triệu đồng/sản phẩm đối với các sản phẩm nâng hạng sao. Nguồn hỗ trợ này sẽ giúp các chủ thể mua sắm máy móc, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới kiểu dáng, mẫu mã bao bì sản phẩm và thực hiện quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Với những cố gắng nỗ lực, đến nay huyện Yên Định có 38 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, xếp thứ 4 toàn tỉnh. Trong đó có 17 sản phẩm đã được nhận hỗ trợ kinh phí kích cầu của tỉnh, 11 sản phẩm được nhận kinh phí kích cầu của huyện. Các sản phẩm đạt OCOP 3 sao đều được thị trường đón nhận, như: dưa vàng Viên Hương (Định Hòa), miến gạo Phúc Thịnh (Quý Lộc), tương Làng Ái (Định Hải), gạo Hưng Phúc (Định Tiến), bánh cam Duyên (Yên Thịnh), dứa thơm Thạo Thủy (thị trấn Thống Nhất), yến sào ngũ vị Út Minh (thị trấn Quán Lào), dầu lạc CHULEE (Định Long), bánh bột lọc (Định Công), bánh bi Gia Khánh (Yên Ninh), tinh bột sắn dây Lan Hương (xã Định Liên), bánh chưng Mai Trọng (thị trấn Quán Lào)...
Qua khảo sát đánh giá của UBND huyện Yên Định, doanh số sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng trưởng bình quân 15 - 20% so với trước khi được công nhận. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, HTX có các sản phẩm đạt 3 sao trở lên tham gia hội chợ triển lãm trưng bày và giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ OCOP thường niên của tỉnh, Trung ương. Chủ động tổ chức các hội chợ cấp huyện vào các dịp sự kiện văn hóa - chính trị, lễ hội...
Chị Nguyễn Thị Hương, chủ cơ sở sản xuất bánh lá răng bừa Nam Hương (Định Long) chia sẻ: Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, gia đình tôi được các ngành chức năng hỗ trợ hướng dẫn đăng ký, mở tài khoản trên trang thương mại điện tử, tiktok, nhập dữ liệu sản xuất và đăng ký mã QR để khách hàng tiện kiểm tra, truy xuất nguồn gốc... nên việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn.
Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Để tiếp tục nâng cao giá trị mặt hàng nông sản, hiện nay huyện Yên Định đang tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng nông sản; đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện tối đa cho các chủ thể tham gia xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm, hoạt động du lịch; phát triển số lượng sản phẩm OCOP gắn với nâng cao chất lượng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM nâng cao năm 2024.
Bài và ảnh: Lê Hà
{name} - {time}
-
2024-12-12 07:30:00
[REVIEW OCOP] Đông trùng hạ thảo Thiên Thảo Việt: Sản phẩm vàng cho sức khỏe Việt
-
2024-12-10 07:30:00
[REVIEW OCOP] Tấn Lộc Tài: Tinh hoa dao rèn Tiến Lộc
-
2024-08-15 07:00:00
[REVIEW OCOP] Giò lụa Cường Tâm - Tinh hoa ẩm thực truyền thống
Tìm những “câu chuyện riêng” của sản phẩm OCOP
[REVIEW OCOP] Giải mã sức hút lâu bền của món kẹo lạc truyền thống
[REVIEW OCOP] Thanh mát bột rau má Đồng Ngâu
[REVIEW OCOP] Nét đẹp văn hóa trên chiếc nón lá Ngọc Thơm
Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản địa phương
[REVIEW OCOP] Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa - Dược liệu quý vì sức khỏe người Việt
[REVIEW OCOP] Giò lụa - Món ăn truyền thống của người Việt
[REVIEW OCOP] Nước mắm Lê Gia - Nâng tầm ẩm thực Việt
[ REVIEW OCOP] Mật ong hoa rừng Bình Sơn - Món quà từ thiên nhiên