(Baothanhhoa.vn) - Tính đến hết năm 2024, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của Thanh Hóa là 86,67%, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025, tạo tiền đề để các cơ sở giáo dục trong tỉnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học.

Xây dựng trường chuẩn quốc gia - tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục

Tính đến hết năm 2024, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của Thanh Hóa là 86,67%, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025, tạo tiền đề để các cơ sở giáo dục trong tỉnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học.

Xây dựng trường chuẩn quốc gia - tiền đề nâng cao chất lượng giáo dụcTrường THCS Thiệu Công (Thiệu Công) sẽ được khởi công xây dựng thêm 1 dãy phòng học vào đầu năm 2025 với tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, huyện Thiệu Hóa có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia ước đạt 98,7%. Huyện chỉ còn 1 trường chưa đạt chuẩn quốc gia là Trường THCS Thiệu Công do Tiêu chuẩn 3 về cơ sở vật chất không đạt: trường thiếu diện tích theo yêu cầu tối thiểu, thiếu sân chơi bãi tập, không có các phòng chức năng, phòng hỗ trợ học tập như: thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường, truyền thống...

Ông Nguyễn Lạnh Đông, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thiệu Hóa, cho biết: Huyện Thiệu Hóa đang nỗ lực phấn đấu xây dựng huyện trở thành huyện NTM nâng cao vào năm 2025, do đó, UBND huyện đã có kế hoạch xây dựng Trường THCS Thiệu Công thành trường chuẩn quốc gia. Trên tổng diện tích khoảng 5.300m2, sẽ xây dựng thêm một dãy nhà 3 tầng với 12 phòng học, xây dựng thêm sân chơi, bãi tập... với tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ tiến hành khởi công vào đầu năm 2025. Sau khi công trình hoàn thành, sẽ đưa số trường chuẩn quốc gia của huyện Thiệu Hóa đạt 100%.

Theo báo cáo từ Sở GD&ĐT Thanh Hóa, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của tỉnh hiện nay là 86,67% (tỷ lệ này năm học 2023-2024 là 85,31%), một số địa phương làm tốt công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia như: Cẩm Thủy (100% trường đạt chuẩn quốc gia), Thạch Thành, Thọ Xuân, Nga Sơn... Thanh Hóa nằm trong top dẫn đầu cả nước về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia.

Để có được kết quả này, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa trong lĩnh vực hoạt động giáo dục như: được hưởng cơ chế khuyến khích theo đúng các quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư xây dựng các trường mầm non ngoài công lập nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân trong giai đoạn 2018-2030, đồng thời, giảm quá tải đối với các trường mầm non công lập, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư của các trường mầm non ngoài công lập để trả lương cho cán bộ quản lý, giáo viên tại Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 và Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 theo Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Thanh Hóa cũng thực hiện hỗ trợ cho cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng đối với giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, dân lập ở địa bàn có khu công nghiệp theo quy định Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII về Quy định mức hỗ trợ đối với các cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; trẻ em, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, các cơ sở ngoài công lập còn được hưởng chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các chính sách khuyến khích khác như: chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất; lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về tín dụng; huy động vốn; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; khen thưởng; xử lý tài sản khi chuyển đổi hình thức hoạt động; được thực hiện theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư số 135/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định tại Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương giai đoạn 2021-2025 đối với giáo dục cũng góp phần nâng tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của toàn tỉnh, từ đó, tạo thế và lực nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và toàn diện của tỉnh.

Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí trường chuẩn quốc gia, đẩy mạnh chuyển đối số trong giáo dục... phấn đấu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, từng bước xây dựng trường học thông minh.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]