Xây dựng bản Bút trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn
Với những giá trị văn hóa, ẩm thực đa dạng và độc đáo cùng tấm lòng hiếu khách của đồng bào dân tộc Thái, bản Bút (xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa) đang dần trở thành điểm du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn, là điểm đến lý tưởng để khách tham quan trải nghiệm và khám phá.
Phụ nữ dân tộc Thái ở bản Bút bảo tồn nghề dệt thổ cẩm.
Bản Bút có tổng diện tích tự nhiên khoảng 916ha, có 106 hộ, 478 nhân khẩu với 2 dân tộc Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 98%. Bản Bút nằm trong thung lũng rộng lớn, có khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh quan tươi đẹp với hồ Pha Đay, những nếp nhà sàn truyền thống, những thửa ruộng bậc thang mềm mại cùng nét văn hóa ẩm thực, trang phục, sinh hoạt độc đáo của người Thái. Những tiềm năng, lợi thế đó đang được khai thác và phát huy, đưa nơi đây trở thành địa điểm hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ông Hà Công Chức, trưởng bản Bút chia sẻ: Bản Bút là bản đầu tiên của xã Nam Xuân xây dựng thành công NTM năm 2018. Những năm trước đây, kinh tế của bản chủ yếu là nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và một số dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ. 5 năm gần đây, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, bản Bút đã tập trung phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, coi đây trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, bản có 5 hộ làm du lịch cộng đồng và bản thành lập 5 nhóm phục vụ cho hoạt động du lịch của bản như: Ẩm thực, văn nghệ, tiếp đón khách, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Mỗi người dân nơi đây xác định du lịch cộng đồng không chỉ riêng một hộ cá nhân đơn lẻ mà cần sự chung tay của mọi người dân, vì sự phát triển, đổi mới chung của bản. Ban chỉ đạo phát triển bản Bút không ngừng phát huy vai trò công tác tuyên truyền đến Nhân dân về xây dựng, chỉnh trang lại nhà cửa, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Năm 2023, bản Bút đón gần 10.000 lượt khách đến tham quan, doanh thu đạt 960 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng. Tính đến đầu tháng 11/2024, bản đón 9.000 lượt khách, chủ yếu là khách nội địa. Nhờ có mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, cảnh quan môi trường được bảo vệ tốt hơn, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ và phát huy, nông sản của bà con được trao đổi mua bán thuận lợi, dễ dàng. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của bà con Nhân dân ngày càng được nâng cao, góp phần đẩy mạnh thực hiện, giữ vững các tiêu chí về NTM, hướng tới xây dựng bản NTM nâng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Cao Thị Hòa
Trưởng phòng Chính sách - Tuyên truyền, Ban Dân tộc tỉnh
- 2024-11-17 17:44:00
Cô giáo người Mường miệt mài gieo chữ
- 2024-11-17 15:06:00
Trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2024
- 2024-11-17 14:39:00
Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững
Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024
Hội thi Thể thao truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa năm 2024
Chủ động ứng phó với diễn biến của siêu bão MAN-YI
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường cấp 3 Hậu Lộc - THPT Hậu Lộc I và đón nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 17/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị G20
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 17/11
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 17/11/2024
Những sự kiện nổi bật trong tuần