(Baothanhhoa.vn) - Những vấn đề tồn tại trong giới doanh nhân mà cơ quan chức năng đã chỉ ra, nhất là những vấn đề đã được nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW cần phải được khắc phục sớm và triệt để.

Vinh dự và trách nhiệm

Những vấn đề tồn tại trong giới doanh nhân mà cơ quan chức năng đã chỉ ra, nhất là những vấn đề đã được nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW cần phải được khắc phục sớm và triệt để.

Vinh dự và trách nhiệm

Ảnh minh họa.

Đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, tin vui đã đến khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Sau nhiều khó khăn thời kỳ hậu dịch bệnh COVID-19 cũng như những vướng mắc đang gặp phải từ những rào cản pháp lý chưa kịp thời sửa đổi, tháo gỡ, nghị quyết là động lực tinh thần, xa hơn sẽ có thêm cơ chế, chính sách mới giúp doanh nghiệp, doanh nhân vươn lên, tiếp tục khẳng định là lực lượng nòng cốt trong tiến trình phát triển đất nước.

Đánh giá khách quan về lực lượng quan trọng này, nghị quyết nêu rõ, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, sự đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dù vậy, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động, năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị còn hạn chế. Một bộ phận doanh nhân đạo đức, văn hóa kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc chưa cao...

Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu CNH, HĐH đất nước; ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt. Đến năm 2045 phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo đó, Bộ Chính trị đưa ra nhiều nhiệm vụ giải pháp, từ nâng cao nhận thức về vai trò đội ngũ doanh nhân cho tới hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Thanh Hóa hiện có hơn 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 45 - 50% trong tăng trưởng GRDP của tỉnh. Đội ngũ doanh nhân trên địa bàn đã trở thành lực lượng nòng cốt trong quá trình đổi mới, phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, hạ tầng kỹ thuật, vướng mắc trong một số cơ chế, chính sách, rất cần được hỗ trợ. Cùng với cả nước, đội ngũ doanh nhân Thanh Hóa đón nhận nghị quyết này bằng cảm xúc đặc biệt, chờ đợi những cơ chế rộng mở, thông thoáng hơn sau khi nghị quyết được các cơ quan chức năng cụ thể hóa.

Đem đến cơ hội, nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm lớn hơn cho đội ngũ doanh nhân, đặc biệt là yêu cầu về xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Điều này đòi hỏi không thể nói suông, mà phải bằng hành động cụ thể. Những vấn đề tồn tại trong giới doanh nhân mà cơ quan chức năng đã chỉ ra, nhất là những vấn đề đã được nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW cần phải được khắc phục sớm và triệt để, để hội tụ tốt nhất tâm và tài của lực lượng quan trọng này góp sức thực hiện ngày càng tốt hơn các hiệp định kinh tế, thương mại mà Việt Nam đã ký kết và là thành viên, đưa kinh tế nước nhà ngày càng phát triển.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]