Văn minh, an toàn trong lễ hội đầu xuân
Huyện Yên Định có 21 lễ hội, trong đó có 15 lễ hội tổ chức dịp đầu xuân, như: Lễ hội Trò Chiềng, xã Yên Ninh; Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ; Lễ hội Đền thờ Khương Công Phụ, xã Định Thành; Lễ hội Đình làng Hổ, xã Định Hưng; Lễ hội Đền thờ Lê Đình Kiên, thị trấn Quán Lào; Lễ hội Bà chúa Đồn Trang, thị trấn Quý Lộc; Lễ hội Đền Hổ Báu, xã Yên Trường... Trong đó, Lễ hội Trò Chiềng và Lễ hội Đền Đồng Cổ có tính lan tỏa, thu hút du khách thập phương tham gia lễ hội.
Một cảnh trong Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia xã Yên Ninh năm 2024.
Để công tác tổ chức lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, huyện Yên Định đã ban hành văn bản chỉ đạo phòng chuyên môn, ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn có lễ hội tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội an toàn, tiết kiệm, văn minh, đúng nghi thức truyền thống; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ... Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc...
Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017, Lễ hội Trò Chiềng, xã Yên Ninh được tổ chức từ ngày 19 đến 21/2 (tức 10 đến 12 tháng 12 âm lịch hàng năm), thu hút người dân và du khách tham gia. Lễ hội có 4 phần rước và 12 trò chơi Chiềng đặc sắc, như: Kén rể, tẩu mã, thả rồng, cá chép hóa rồng, lễ rước Phụng Hoàn..., trong đó, trò chơi voi được xem là đặc sắc nhất và trở thành một nét văn hóa đẹp, được chính quyền các cấp, Nhân dân tổ chức hàng năm.
Bà Hoàng Thị Vân, người dân xã Yên Ninh cho biết: "Chúng tôi yêu thích Lễ hội Trò Chiềng. Lễ hội như một phần cuộc sống tinh thần của người dân nơi đây. Từ trước tết, chúng tôi đã tập luyện để bắt đầu biểu diễn chính thức trong dịp xuân, ai cũng mong lễ hội diễn ra để hòa mình vào lễ hội, vừa cầu may cho gia đình, vừa lưu truyền nét đẹp văn hóa phi vật thể cấp quốc gia".
Đồng chí Nguyễn Hữu Hồng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Lễ hội là hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu tâm linh của Nhân dân và thu hút đông đảo người dân địa phương, con em xa quê, các xã lân cận đến dâng hương và xem lễ hội. Do đó, công tác tổ chức được chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng nghi thức truyền thống, tiết kiệm, trang trọng, an toàn, lành mạnh để phục vụ du khách. Đặc biệt là làm tốt công tác an ninh trật tự, không để tổ chức, cá nhân sử dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan...
Lễ hội Đền Đồng Cổ được tổ chức vào ngày 3/10 âm lịch hàng năm. Hiện nay, xã Yên Thọ đang tập trung cho công tác khôi phục hệ thống truyền tích có sự chỉ đạo, hỗ trợ của Trung tâm Bảo tồn di sản Thanh Hóa và huyện Yên Định để tiến tới hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong mỗi lần tổ chức lễ hội, công tác chuẩn bị được thực hiện một cách chu đáo, đúng quy định, phù hợp thuần phong mỹ tục và các truyền thống văn hóa của dân tộc.
Cùng với các lễ hội đầu năm, tại các ngôi đền, chùa trên địa bàn huyện, như: Điện Thừa Hoa và Từ đường Phúc Quang, chùa Thiên Phúc, xã Định Hòa; đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ; chùa Hồng Ân, xã Yên Trường... cũng đang thu hút đông đảo người dân, du khách đến du xuân, dâng hương...
Thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW ngày 2/5/2015 của Ban Bí thư, Nghị định 110/2018/ND-CP ngày 29/8/2028 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, các văn bản liên quan, nhìn chung những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Yên Định đã có nhiều chuyển biến tích cực, các lễ hội cơ bản được tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian sôi nổi, lành mạnh thu hút người dân tham gia. Hiện nay, các điểm di tích trên địa bàn huyện không áp dụng thu phí đối với khách hàng tham quan; tiền, tài sản cúng tế, công đức, tài trợ được quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch. Công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động dịch vụ tại lễ hội được chính quyền địa phương quan tâm... góp phần đảm bảo cho các lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, mang lại đời sống tinh thần tích cực cho Nhân dân.
Bài và ảnh: Lê Hà
{name} - {time}
-
2025-01-22 20:51:00
Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài cuối) - Thấm sâu để lan tỏa mạnh mẽ
-
2025-01-22 20:00:00
[Podcast] - Tản văn: Xuân dịu dàng mở cửa đón ngày mơ
-
2024-02-28 08:49:00
Tỉnh Thanh Hóa quán triệt, triển khai quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Báo Hong Kong gợi ý du khách đến Đà Nẵng nghỉ dưỡng do diện tích phòng “lớn hơn căn hộ để ở tại Hong Kong”
Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng
Á quân flyboard thế giới tập luyện cho show diễn tại Thị trấn Hoàng Hôn
Nghệ sỹ đa tài Barbra Streisand giành giải Thành tựu trọn đời của SAG
Lễ hội đền Quang Trung trên đảo Nghi Sơn
[Podcast] Truyện ngắn: Thung lũng êm đềm
Bảo tồn văn hóa truyền thống ở Trường THCS Dân tộc nội trú Như Xuân
Bộ mặt khác của lễ hội
Ngày thơ Việt Nam tại Thanh Hóa lần thứ XXII: “Bản hòa âm đất nước”