(Baothanhhoa.vn) - Đọc sách và hình thành thói quen đọc sách của mỗi thành viên trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, làm giàu thêm vốn tri thức, hoàn thiện nhân cách và gắn kết các thành viên. Bởi vậy, việc phát triển văn hóa đọc hiện nay đang được nhiều gia đình quan tâm thực hiện.

Nâng cao văn hóa đọc trong gia đình

Đọc sách và hình thành thói quen đọc sách của mỗi thành viên trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, làm giàu thêm vốn tri thức, hoàn thiện nhân cách và gắn kết các thành viên. Bởi vậy, việc phát triển văn hóa đọc hiện nay đang được nhiều gia đình quan tâm thực hiện.

Nâng cao văn hóa đọc trong gia đìnhGia đình ông Lê Trương Thụy, thôn Liên Minh, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) luôn quan tâm đến văn hóa đọc.

Nhà văn M.Gorki đã từng nói “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Quả đúng như vậy, việc đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong hành trình tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa đọc, thời gian qua gia đình ông Dương Văn Tuấn, thôn Văn Ba, xã Đông Quang (Đông Sơn) luôn tích cực vận động con cháu trong gia đình, dòng họ quan tâm đến việc đọc sách. Ông Tuấn chia sẻ: Văn hóa đọc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình học tập suốt đời, hình thành nhận thức, tư duy cá nhân và là nền tảng của sự phát triển xã hội. Bởi vậy, vào các ngày nghỉ, gia đình ông thường đưa các con, cháu đi nhà sách, thư viện hoặc tìm mua trên mạng những cuốn sách hay, bổ ích. Mỗi cuốn sách mua về, các thành viên trong gia đình sẽ đọc, nghiền ngẫm kỹ rồi cùng nhau chia sẻ về cuốn sách đó. Các thành viên cùng nhau đọc sách vừa tiếp thu được kiến thức, lại vừa được trải nghiệm những điều mới mẻ trong mùa dịch. Đây cũng là cơ hội để gia đình quây quần bên nhau, sẻ chia, lắng nghe những điều các con muốn, sống chậm lại một chút để hiểu nhau hơn. Đặc biệt, những cuốn sách còn là liều thuốc tinh thần giúp mọi người cảm thấy vững tâm hơn trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Trong thời hiện đại, con người có thể tìm kiếm thông tin, kiến thức về mọi lĩnh vực trong các thư viện điện tử, báo điện tử, website, mạng xã hội... một cách dễ dàng, nhanh chóng. Giữa muôn vàn nguồn thông tin đó thì sách vẫn là một kho tàng tri thức vô giá, một “món ăn tinh thần” hàng ngày không thể thiếu với gia đình ông Lê Trương Thụy, thôn Liên Minh, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa). Sau mỗi giờ làm việc, tranh thủ lúc nghỉ ngơi, ông bà lại cùng con cháu đọc sách, đọc truyện. Ông Thụy cho rằng: “Đọc sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi con người, ở mỗi lứa tuổi, việc đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn, ở lứa tuổi học sinh, việc hình thành thói quen đọc sách sẽ giúp các cháu tích lũy hiểu biết, vốn sống, cách ứng xử... Đối với người cao tuổi như chúng tôi, đọc sách không chỉ là tìm hiểu tri thức và giải trí hàng ngày mà còn là một cách để “tập thể dục” cho não, chống lại sự lão hóa của tuổi già”.

Nắm bắt nhu cầu đọc sách trong gia đình ngày càng gia tăng, thời gian qua, các tác giả, nhà xuất bản, công ty phát hành sách đã tích cực chuẩn bị giới thiệu, cho ra mắt nhiều đầu sách hay, hấp dẫn phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng. Theo quan sát của chúng tôi tại nhà sách Tiền Phong, nhà sách Việt Lý (TP Thanh Hóa) có khá nhiều các đầu sách được xuất bản theo nhiều chủ đề đa dạng, phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như: chính trị, pháp luật, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, tham khảo, giáo dục, văn học, văn hóa - xã hội, tôn giáo... đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của nhiều đối tượng bạn đọc... Sự chủ động này cho thấy thị trường sách ngày càng được chú trọng; đồng thời phản ánh nhu cầu đọc sách của người dân ngày càng lớn.

Để nâng cao văn hóa đọc cho người dân, những năm qua Thư viện tỉnh không ngừng đổi mới hoạt động, đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng liên kết với các nhà xuất bản, nhà sách, các tổ chức ủng hộ sách báo cho thư viện cơ sở để nâng cao số lượng, chất lượng sách, báo, tạp chí; đồng thời, phát triển và nhân rộng các trạm vệ tinh thực hiện luân chuyển sách, báo để người đọc ở các huyện, nhất là vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nhiều cuốn sách. Theo số liệu thống kê, trong năm 2021, Thư viện tỉnh đã bổ sung được 17.773 bản sách trong đó sách bổ sung cho Thư viện tỉnh là 6.000 bản; 3.700 bản sách cho kho luân chuyển phục vụ người dân vùng sâu, vùng xa, trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng, các thư viện trường học, thư viện huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh; 4.293 bản sách phục vụ xe ô tô thư viện lưu động; 2.560 bản sách từ xã hội hóa. Cấp mới và đổi thẻ bạn đọc 3.063/3.500 thẻ. Đồng thời, Thư viện tỉnh cũng đẩy mạnh việc phát triển thư viện số, triển khai các dịch vụ đăng ký mượn sách trực tuyến, gia hạn sách trực tuyến, tư vấn cho bạn đọc qua trang facebook, website của Thư viện...

Nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần hình thành xã hội học tập... UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 (từ ngày 15 đến 30-4-2022), thông qua các hình thức thông tin, tuyên truyền về Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam qua hệ thống báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở và các tiện ích internet, mạng xã hội; giới thiệu các mô hình, các tổ chức, cá nhân điển hình trong việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh... Đồng thời, tổ chức lễ phát động “Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam”, trao tặng sách cho học sinh nghèo vượt khó; tổ chức các câu lạc bộ. Qua đó, phát động, nhân rộng mô hình: tủ sách gia đình; tủ sách dòng họ; tủ sách cơ quan, trường học; tủ sách cộng đồng...

Đặc biệt, việc thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã xác định, phát triển văn hóa đọc trong gia đình là nội dung quan trọng và cần được quan tâm thực hiện. Gia đình là tế bào của xã hội, bởi vậy việc phát triển văn hóa đọc trong từng gia đình sẽ góp phần hình thành và phát triển bền vững văn hóa đọc trong cộng đồng, tiến tới xây dựng bền vững xã hội học tập

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]