Dâng hương tại đền thờ Trung túc vương Lê Lai
Sáng 17/2 (tức mùng 8 tháng giêng), huyện Ngọc Lặc đã tổ chức lễ dâng hương tại Đền thờ Trung túc vương Lê Lai (làng Thành Sơn, xã Kiên Thọ). Đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và huyện Ngọc Lặc cùng đông đảo Nhân dân, du khách dự buổi lễ.
Nghi lễ rước kiệu từ nhà văn hoá làng Thành Sơn về đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai.
Lễ dâng hương bắt đầu với nghi lễ rước kiệu về đền thờ trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã. Đại biểu và Nhân dân, du khách đã cùng nhau ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc và công lao to lớn của Trung túc vương Lê Lai trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
Mùa xuân năm 1418, Bình Định vương Lê Lợi khởi xướng, lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Trải qua 10 năm “nếm mật nằm gai”, chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi vào năm 1427.
Năm Mậu Thân 1428 Lê Lợi đăng quang, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, và để tưởng nhớ công ơn, vua đã truy phong tướng Lê Lai là “Đệ nhất khai quốc công thần".
Các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương tại đền thờ Trung túc vương Lê Lai.
Năm Thuận Thiên thứ hai (1429), nhà vua sai Nguyễn Trãi viết 2 bản lời thề ước và lời nhớ ơn Lê Lai đặt vào hòm vàng và phong Thái úy, trân trọng đặt trong cung điện của mình. Đồng thời chiếu chỉ cho làng Dựng Tú lập đền thờ Lê Lai và cắt 10 mẫu ruộng để phục vụ tế lễ.
Sau hơn 5 năm lên ngôi, đến lúc trước khi mất, Lê Lợi dặn con cháu rằng ông có được ngày hôm nay là nhờ Lê Lai, do đó phải làm giỗ Lê Lai trước, để Lê Lai được hưởng lễ trước vua. Ngày 22/8 năm Quý Sửu (1433), Đức Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi băng hà, các vua nối ngôi về sau theo lời dặn của Đức Thái tổ đã cúng giỗ Lê Lai vào ngày 21/8 âm lịch để ngày 22/8 làm giỗ đức vua.
Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc Phạm Tiến Dũng đánh trống khai hội.
Đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Đền Tép) được xây dựng tại quê hương ông (làng Thành Sơn, xã Kiên Thọ) là nơi hậu thế tỏ lòng thành kính, ngưỡng vọng bậc danh tướng nhà Lê - tấm gương sáng về lòng trung quân báo quốc, đồng thời để tưởng nhớ công đức của ông.
Đông đảo người dân dự lễ dâng hương.
Đồng bào dân tộc Mường trình diễn cồng chiêng tại buổi lễ...
... và múa hát Pồn Pôông
Lễ dâng hương Trung túc vương Lê Lai là sự thể hiện lòng thành kính và biết ơn vô hạn người con yêu quý của quê hương đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh cho độc lập của đất nước. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân, từ đó nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, phấn đấu xây dựng thành công huyện Ngọc Lặc là huyện nông thôn mới trước năm 2025, và là một trong 3 huyện khá đứng đầu khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Ngay sau phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao đặc sắc.
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2024-12-27 08:55:00
Nữ hoàng nhạc phim Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm” Vol 1
-
2024-12-27 03:46:00
Phú Quốc được vinh danh trong top 9 kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam
-
2024-02-17 08:55:00
Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc
Đầu xuân về miền tâm linh
Trăm năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu: Nghĩ về nhân cách nhà văn
Nhiều khu du lịch bùng nổ du khách đầu xuân Giáp Thìn
Ảnh đẹp siêu thực của núi Bà Đen được truyền thông quốc tế ca ngợi
Hôm nay (15/2 - mùng 6 tháng Giêng) khai hội chùa Hương
Hà Trung tăng cường quản lý lễ hội đầu năm
Nét đẹp lễ hội đầu xuân
[Podcast] - Tản văn: Tháng giêng gõ cửa
Như Xuân: Sôi nổi hoạt động văn hoá - thể thao chào xuân