Bảo tồn văn hóa truyền thống ở Trường THCS Dân tộc nội trú Như Xuân
Cùng với không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, Trường THCS Dân tộc nội trú Như Xuân còn có nhiều giải pháp định hướng, giúp học sinh (HS) bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú Như Xuân trong trang phục truyền thống của dân tộc Thổ.
Thầy giáo Lê Sỹ Hiệu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với đặc thù là ngôi trường chuyên biệt, là mái nhà chung cho con em các dân tộc Thái, Mường, Thổ trên địa bàn huyện, nên việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được xem là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, trước khi HS nhập học, nhà trường đều quy định mỗi HS phải chuẩn bị 1 bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình để mặc vào thứ 2 hằng tuần, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể và các ngày lễ lớn của dân tộc. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, sinh hoạt đội cho các em tập hát các làn điệu dân ca, thi nhảy dân vũ, các trò chơi, trò diễn truyền thống, như: Ném còn, nhảy sạp, ô ăn quan, đi cà kheo, khua luống, cồng chiêng... Cùng với đó, nhà trường thành lập đội văn nghệ thường xuyên tổ chức cho các em giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao với các trường bạn trong huyện. Đặc biệt, trong những ngày kỷ niệm lớn, nhà trường còn tổ chức “Phiên chợ vùng cao”, nhằm trưng bày, giới thiệu những sản phẩm, sản vật của tất cả các dân tộc trong huyện. Qua đó giúp các em hiểu được giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, được tiếp cận và góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Cùng với đó, nhà trường đã lồng ghép việc truyền dạy ý thức bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống vào từng môn học, đặc biệt là chương trình giáo dục địa phương. Trong chương trình giáo dục kỹ năng sống, nhà trường thường hướng cho HS gìn giữ nét văn hóa của dân tộc mình, thể hiện qua hình thức tích hợp các môn học, như: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Nhà trường còn sưu tầm, tập hợp, trưng bày, giới thiệu những tài liệu, hiện vật có liên quan đến văn hóa các dân tộc, như: Trang phục, trang sức, các dụng cụ sản xuất nông nghiệp, nỏ, cồng chiêng... để các em tham quan, tìm hiểu và sử dụng trong các ngày lễ hội tại phòng truyền thống. Từ những giải pháp đó đã khơi dậy cho các em HS ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bài và ảnh: Khắc Công
{name} - {time}
-
2024-11-24 16:13:00
Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo
-
2024-11-24 14:13:00
Phát huy và lan tỏa giá trị áo dài Huế trong cuộc sống đương đại
-
2024-02-24 14:35:00
Bộ mặt khác của lễ hội
Ngày thơ Việt Nam tại Thanh Hóa lần thứ XXII: “Bản hòa âm đất nước”
Núi Bà Đen, Tây Ninh: Hàng trăm ngàn hoa đăng được thắp sáng tại đại lễ dâng đăng Rằm Tháng Giêng
Nhiều hoạt động văn hoá, thể thao đặc sắc tại lễ hội làng Đông Môn
Để hành trình “lên rừng, xuống biển” đầu năm thêm ý nghĩa
[E-Magazine] – Phấp phới mưa xuân
Tết Nguyên tiêu Đền thờ Trần Nhật Duật xuân Giáp Thìn 2024
Du xuân qua miền di sản
“Chất keo” gắn kết cộng đồng
[Podcast] - Tản văn: Nhãn tự mùa xuân