(Baothanhhoa.vn) - Trong xã hội mà pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đề cao, thì vẫn còn có những công dân xem nhẹ quy định của pháp luật. Thậm chí có cán bộ công tác trong cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn vi phạm pháp luật.

Nhu cầu pháp luật

Trong xã hội mà pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đề cao, thì vẫn còn có những công dân xem nhẹ quy định của pháp luật. Thậm chí có cán bộ công tác trong cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn vi phạm pháp luật.

Nhu cầu pháp luật

Ảnh minh họa.

Nói về sự cần thiết của pháp luật trong đời sống, từng có người đặt vấn đề rằng, mỗi công dân phải xem nhu cầu tiếp cận và hiểu biết pháp luật của bản thân như sự đòi hỏi cơm ăn, nước uống hàng ngày. Sự so sánh này tưởng như rất khiên cưỡng, nhưng lại hoàn toàn hợp lý. Bởi cuộc sống vốn dĩ chứa đựng rất nhiều quy định, gần như lĩnh vực nào cũng có luật để điều chỉnh hành vi của các đối tượng mà luật áp dụng, vậy nên, nếu như không cập nhật kịp thời thì chúng ta rất dễ bị “lụt” trong “rừng luật” ấy.

Giờ đây, để trở thành một công dân tốt, bên cạnh việc sống có trách nhiệm xã hội, còn phải là người hiểu biết, tôn trọng pháp luật và sống có trách nhiệm trước quy định của pháp luật. Bởi lòng tốt nếu không đặt đúng chỗ hoặc bị người khác lợi dụng cũng rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. Đơn giản như muốn tổ chức quyên góp từ thiện chẳng hạn, cũng phải hiểu được pháp luật quy định như thế nào để làm cho đúng. Liên quan đến việc này, thời gian qua đã có những cá nhân, tổ chức thực hiện một cách tự do dù với cái tâm trong sáng, nhưng cuối cùng đã bị dư luận lên tiếng, cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc kiểm soát. Từ một vấn đề nhỏ này đã cho thấy sự rủi ro, mức độ nguy hiểm của việc thiếu hiểu biết hoặc không đề cao quy định của pháp luật. Để thực hiện những vấn đề lớn hơn, nhất là trong hợp tác quốc tế càng đòi hỏi các tổ chức, cá nhân liên quan phải hiểu biết sâu sắc, nhận thức đầy đủ vai trò, quy định của pháp luật mới có thể dừng lại được trước những “lằn ranh” pháp luật.

Cách đây 11 năm, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, thống nhất lấy ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội; và trong những ngày qua đã có rất nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 được tổ chức. Đây là địp để nhắc nhở mỗi người dân thêm tôn trọng Hiến pháp và đề cao các quy định của pháp luật, không ngừng tìm hiểu pháp luật, thấm nhuần quy định của pháp luật để điều chỉnh hành vi, việc làm của mình. Và hơn thế, thông qua các hoạt động này rất cần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật thêm lan tỏa, trở thành hành động tự thân, nhu cầu thiết yếu mỗi ngày, mỗi giờ, chứ không chỉ riêng trong Ngày Pháp luật Việt Nam công dân mới có ý thức ấy.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]