(Baothanhhoa.vn) - Công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng góp phần triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025) đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Quan Sơn, từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng (AN-QP) của địa phương.

Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Quan Sơn

Công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng góp phần triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025) đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Quan Sơn, từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng (AN-QP) của địa phương.

Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Quan SơnBan Dân tộc tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Hội LHPN tỉnh và UBND huyện Quan Sơn tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các thôn, bản, đặc biệt khó khăn huyện Quan Sơn năm 2023.

Phổ biến pháp luật đến thôn, bản đặc biệt khó khăn

Thực hiện Kế hoạch số 106/KH-UBND, ngày 5-5-2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 861/KH-BDT, ngày 1-8-2023 của Ban Dân tộc tỉnh về triển khai thực hiện nội dung số 01 và nội dung số 02, thuộc Tiểu dự án 01, Dự án 10 (Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS) Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ ngày 28 đến ngày 30-8, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Hội LHPN tỉnh và UBND huyện Quan Sơn tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào các thôn, bản, đặc biệt khó khăn huyện Quan Sơn. Theo đó, trong các ngày 28 và 29-8, tại Trung tâm Chính trị huyện Quan Sơn, đã có 105 đại biểu thuộc 7 thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã: Trung Tiến, Trung Thượng, Tam Thanh, thị trấn Sơn Lư tham dự. Ngày 29 và 30-8, tại xã Sơn Thủy sẽ có 150 đại biểu của 10 thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã: Sơn Thủy, Sơn Điện, Na Mèo tham dự.

Tham dự hội nghị, các đại biểu là cán bộ thôn, bản và đại diện hộ gia đình tiêu biểu tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn được báo cáo viên của Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh, Hội LHPN tỉnh truyền đạt các nội dung về một số văn bản luật; hướng dẫn một số nội dung về quy trình tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đang triển khai trên địa bàn vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2021-2025... Thông qua hội nghị, giúp mỗi cán bộ thôn, bản củng cố, cập nhật, bổ sung một số kiến thức, kỹ năng tuyên truyền pháp luật, tiếp tục vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chính sách dân tộc và các chương trình, dự án đang được triển khai tại địa phương.

Cùng với sự quan tâm của tỉnh, thực hiện Kế hoạch số 106/KH-UBND, ngày 5-5-2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Hướng dẫn số 391/BDT-CSTT, ngày 17-4-2023 của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa về việc Hướng dẫn thực hiện một số dự án, tiểu dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương năm 2023 (đợt 1), UBND huyện Quan Sơn đã ban hành Kế hoạch thực hiện nội dung số 02, Tiểu dự án 01 của Dự án 10 trên địa bàn huyện Quan Sơn, năm 2023.

Theo kế hoạch, huyện Quan Sơn sẽ tổ chức 13 hội nghị tuyên truyền, vận động cho người dân ở vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó 6 hội nghị tổ chức tại các xã Trung Xuân, Trung Hạ, Trung Tiến, Trung Thượng, Sơn Hà, thị trấn Sơn Lư và 7 hội nghị tổ chức tại một số bản đặc biệt khó khăn trên điạ bàn huyện, gồm: khu phố II, khu phố Bìn, khu phố Hao, thị trấn Sơn Lư; bản Khạn, xã Trung Thượng; bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy; bản Xuân Sơn xã Sơn Điện; bản Sa Ná, xã Na Mèo. Nội dung gồm cung cấp thông tin, kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ, công tác vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng vùng đồng bào DTTS&MN thông qua 4 chuyên đề được các báo cáo viên thuộc Phòng Dân tộc, Công an huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hội LHPN huyện truyền đạt. Dự kiến các hội nghị sẽ thu hút 2.206 lượt đại biểu tham dự.

Xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, PBGDPL cho người dân, hằng năm huyện Quan Sơn đã kiện toàn hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp để đảm bảo công tác tuyên truyền ngày càng thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên địa bàn. Hiện nay, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện có 27 thành viên, 151 tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, trong đó đa số tuyên truyền viên là người DTTS. Hiện nay trên địa bàn có 94 tổ hòa giải với 590 hòa giải viên. Thời gian qua, huyện Quan Sơn đã tập trung tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức, như: thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các buổi đối thoại trực tiếp và lồng ghép với các buổi sinh hoạt chi bộ, cộng đồng dân cư để tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tại các xã, thị trấn đều bố trí cụm loa truyền thanh ở các tổ, khu dân cư để thuận tiện cho việc tiếp thu thông tin, tuyên truyền cho người dân.

Theo báo cáo của Phòng Tư pháp huyện Quan Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn toàn huyện đã tổ chức 54 cuộc PBGDPL trực tiếp, thu hút 4.862 lượt người tham gia. Trong tháng 7 và tháng 8, Phòng Tư pháp đã phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý chi nhánh số 1 và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức 5 hội nghị PBGDPL trực tiếp về công tác trợ giúp pháp lý cho vùng đồng bào DTTS&MN. Cụ thể, tổ chức 3 hội nghị tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người DTTS, tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng DTTS&MN tại 3 cụm xã; 2 hội nghị chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào DTTS và miền núi ở 2 bản Cóc (xã Sơn Thủy) và bản Na Pọng (xã Na Mèo). Phòng Tư pháp tham mưu UBND huyện phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định về xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho 346 đại biểu trên địa bàn huyện.

Nhờ áp dụng hình thức tuyên truyền phù hợp, nội dung sát thực tại các địa phương đã giúp cho người dân trên địa bàn huyện hiểu rõ và chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL đã được nâng lên. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã coi công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thường xuyên quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đoàn thể và các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền. Từ đó, có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP ở địa phương và tăng cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Tạo chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I và các văn bản của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, huyện Quan Sơn đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình. Huyện ủy ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025 của huyện Quan Sơn là 150 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 120 tỷ đồng, ngân sách tỉnh, huyện và nguồn huy động hợp pháp khác 30 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương giao là 31,984 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 là 44,217 tỷ đồng. Hiện nay, các phòng, ban, đơn vị của huyện Quan Sơn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đã tích cực, chủ động trong công tác phối hợp tham mưu các nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG huyện. Chủ động hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, xác định các nội dung chính sách, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, địa bàn thực hiện các dự án thành phần thuộc chương trình đảm bảo theo quy định.

Đồng chí Trương Trọng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, cho biết: Từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 được triển khai tại huyện Quan Sơn đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP của địa phương. Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần chương trình từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2023 đã và đang đạt và vượt kế hoạch đề ra. Huyện Quan Sơn phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người ở vùng DTTS&MN đạt 55 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 3%/năm trở lên. Hoàn thành công tác quy hoạch, di dời 826 hộ dân đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng phòng hộ, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến các điểm dân cư nông thôn, khu dân cư mới, khu vực an toàn...

Để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, huyện Quan Sơn đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội, các tầng lớp Nhân dân về triển khai thực hiện chương trình. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS&MN các đơn vị có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được phân công. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản liên quan đến quản lý, điều hành thực hiện các chương trình MTQG. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo đúng mục tiêu của chương trình đã được phê duyệt.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]