Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi
Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng thì ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.
Một hộ chăn nuôi gà ở xã Đông Phú (Đông Sơn) trộn chế phẩm sinh học làm đệm lót.
Ông Nguyễn Chí Lợi, hộ chăn nuôi gia cầm ở xã Quảng Ninh (Quảng Xương), cho biết: “Đối với những hộ chăn nuôi gia cầm, men vi sinh Balasa N01 không còn xa lạ bởi đây là loại men vi sinh có chứa các tế bào sống của các chủng vi khuẩn, nấm men, nấm sợi, enzyme thủy phân các chất hữu cơ, có tác dụng phân hủy chất thải chăn nuôi để hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, sử dụng các loại men vi sinh này cũng khá dễ dàng như trộn cùng cám gạo, bột ngô, nước, trấu hoặc mùn cưa để làm lớp lót chuồng; cho vào bể biogas để giảm mùi hôi, pha men cùng nước, mật rỉ đường... phun hỗn hợp lên nền chuồng...”. Cũng theo ông Lợi, sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích, như: giá thành các loại men khá rẻ, dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh tật, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, đặc biệt khử mùi hôi trong chất thải chăn nuôi... Bên cạnh đó, việc áp dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi còn góp phần thay đổi thói quen, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn phân hữu cơ tốt cho cây trồng.
Hiện nay, có nhiều loại chế phẩm sinh học được áp dụng phổ biến, như: chế phẩm EM, men vi sinh Sacharomyces, PM2, BioZym... giúp gia súc, gia cầm phát triển khỏe mạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi, khử mùi hôi, tạo môi trường sạch... Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ vi sinh thì người dân còn tự sản xuất các loại chế phẩm sinh học để chủ động ứng dụng vào sản xuất cũng như cung cấp ra thị trường những loại chế phẩm chất lượng. Chị Lê Thị Quyên, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa), cho biết: "Sau khi được tham gia lớp tập huấn do Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa tổ chức về cách sản xuất chế phẩm sinh học EM, tôi đã làm thử nghiệm từ các loại nguyên liệu là phế phẩm nông nghiệp, như: vỏ trái cây, rau, củ, quả rửa sạch, băm nhỏ, trộn với đường, tỏi, ớt và một số phụ gia khác để ngâm, ủ lên men rồi chắt lấy nước... Chế phẩm này tập hợp được các vi sinh vật có ích, có thể khử mùi hôi thối của chuồng trại hoặc trộn vào thức ăn chăn nuôi để tăng sức đề kháng và tiêu hóa cho vật nuôi, giúp vật nuôi lớn nhanh, ít bệnh tật... Hiện nay, tôi đang cung cấp chế phẩm EM cho nhiều trang trại chăn nuôi trong và ngoài tỉnh".
Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có 100% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, 90% trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 75% trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và 23% hộ chăn nuôi áp dụng công nghệ vi sinh trong xử lý chất thải chăn nuôi. Đối với chăn nuôi gia cầm, có 100% trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 95% trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 88% trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và 32% hộ áp dụng công nghệ vi sinh sử dụng đệm lót sinh học. Nhiều chủ trang trại còn sử dụng chế phẩm sinh học EM để trộn vào thức ăn cho gà giúp bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch cho gia cầm, giảm được mùi hôi thối khu vực nuôi. Đối với chăn nuôi trâu bò, có 60% các hộ sử dụng các chế phẩm sinh học để nâng cao sức đề kháng cho gia súc vào những ngày giá rét, thời tiết chuyển mùa.
Hiệu quả ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi đã thấy rõ qua các mô hình. Tuy nhiên, để phương pháp này được ứng dụng rộng rãi, đạt hiệu quả tối đa, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về hiệu quả của ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách phối trộn cũng như sử dụng các loại men vi sinh đúng quy trình kỹ thuật; xây dựng các mô hình điểm để người dân học tập, ứng dụng, nhân rộng mô hình.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-04-10 14:48:00
Phát huy vai trò của kinh tế tập thể, HTX trong phát triển kinh tế - xã hội
Nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm qua hỗ trợ truy xuất nguồn gốc
Nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Hoằng Hóa
Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029
Nâng cao kết quả tiêm phòng vắc xin trên đàn vật nuôi
Bản tin tài chính 10/4/2024: “Quay xe” giảm, SJC lao dốc quanh mốc 84 triệu đồng
Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường thực hiện Chỉ thị 20 về tiết kiệm điện
“Khơi thông” nguồn lực từ cơ chế, chính sách đặc thù
Khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án