Trưng bày chuyên đề “Những cổ vật trang trí rồng tại Bảo tàng Thanh Hóa” và “Nghề làm hương truyền thống”
Hướng tới kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) và mừng xuân Giáp Thìn 2024, chiều 1/2 Bảo tàng tỉnh đã tổ chức trưng bày 2 chuyên đề mới gồm: “Những cổ vật trang trí rồng tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa” và “Nghề làm hương truyền thống”.
Trưng bày chuyên đề “Những cổ vật trang trí Rồng tại bảo tàng Thanh Hóa” thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh.
Trong số 34.623 hiện vật hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, có khoảng gần 400 hiện vật trang trí họa tiết rồng, niên đại từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn đến đầu thế kỷ XX.
Hướng dẫn diên giới thiệu hình tượng rồng qua các triều đại phong kiến đến đông đảo học sinh trên địa bàn TP Thanh Hóa.
Qua khảo sát hiện vật tại kho cơ sở, Bảo tàng tỉnh đã lựa chọn hơn 80 hiện vật có niên đại từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn đến đầu thế kỉ XX để trưng bày, giới thiệu đến công chúng.
“Những cổ vật trang trí rồng tại Bảo tàng Thanh Hóa” thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, nhà nghiên cứu.
Qua đó giúp khách tham quan có sự so sánh, đối chứng hình tượng con rồng biến đổi qua từng thời đại, cảm nhận được bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thấy được sức lao động sáng tạo cũng như tài năng, óc thẩm mỹ của người xưa để càng thêm trân trọng và giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc.
Trên cơ sở hệ thống cơ sở vật chất trưng bày hiện có, Bảo tàng tỉnh đã thiết kế giải pháp trưng bày phù hợp và bổ sung thêm một số phương tiện, ảnh, tài liệu khoa học bổ trợ... nhằm tạo sự hấp dẫn, cụ thể hóa chủ đề trưng bày.
Theo kế hoạch, trưng bày chuyên đề “Những cổ vật trang trí rồng tại Bảo tàng Thanh Hóa” kéo dài từ nay đến hết năm 2024.
Giới thiệu quy trình làm hương truyền thống.
Khách còn có thể trực tiếp trải nghiệm quy trình làm hương truyền thống.
Cùng với đó, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức không gian trưng bày chuyên đề “Nghề làm hương truyền thống”. Tại đây, Nhân dân và du khách được tìm hiểu chi tiết về quy trình và trực tiếp trải nghiệm các công đoạn sản xuất hương truyền thống.
Không gian nghề làm hương truyền thống phục vụ Nhân dân và du khách đến tham quan, check-in.
Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh còn bố trí không gian nghề làm hương truyền thống phục vụ Nhân dân và du khách check-in đến hết tháng 2/2024.
Hoài Anh
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-02-01 14:07:00
Độc đáo Lễ thượng nêu tại Di sản Thành Nhà Hồ
[Podcast] - Tản văn: Mùi già nghĩa là mùa xuân đến
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra hoạt động mê tín dị đoan dịp Tết Nguyên đán
Tôn tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới tại Tây Ninh có gì đặc biệt?
Show diễn chưa từng có trong tiền lệ ra mắt tại Phú Quốc, sân khấu 5.000 chỗ kín khách
Sôi động chương trình “Điểm hẹn cuối tuần” số đầu tiên
Khai mạc Chương trình nghệ thuật “Điểm hẹn cuối tuần”
Vĩnh Lộc: Liên hoan văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024
[Podcast] Truyện ngắn: Hoa rơi trong gió
Gìn giữ nghề đan lát truyền thống ở Yên Khương