(Baothanhhoa.vn) - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những tháng cuối năm khiến nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ phát sinh cao, để duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng thực phẩm từ động vật cho thị trường những tháng cuối năm, từ ngày 1/9 các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt triển khai thực hiện tiêm phòng đợt 2/2024.

Tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm đợt 2

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những tháng cuối năm khiến nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ phát sinh cao, để duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng thực phẩm từ động vật cho thị trường những tháng cuối năm, từ ngày 1/9 các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt triển khai thực hiện tiêm phòng đợt 2/2024.

Tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm đợt 2Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng cán bộ nông nghiệp huyện Thạch Thành kiểm tra công tác chuẩn bị cho đợt tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 2/2024.

Đợt 2/2024, huyện Hoằng Hóa tiến hành tiêm phòng vắc-xin cho 16.030 con chó, mèo, 2.775 con trâu, bò, 7.350 con lợn và 283.500 gia cầm. Do thực hiện vào thời điểm giao mùa nên huyện đã rà soát, lập danh sách các hộ chăn nuôi để lên kế hoạch, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng loạt trên phạm vi toàn huyện theo đúng quy trình kỹ thuật để chủ động ngăn chặn, phòng chống các loại dịch bệnh.

Theo đó, từ ngày 27/8, các xã, thị trấn đã tăng cường tuyên truyền về đối tượng bắt buộc, thời gian và các quy định về công tác tiêm phòng để người chăn nuôi biết, chấp hành nghiêm túc. Bên cạnh đó, củng cố ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để kiểm tra, đôn đốc, thông báo cho chủ hộ chủ động nhốt gia súc, gia cầm và có trách nhiệm bắt, giữ để tiêm phòng; khuyến khích người chăn nuôi tự tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, vật tư phục vụ tiêm phòng; xây dựng đội ngũ thú y cơ sở đảm bảo về chất lượng, số lượng đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa Lê Trọng Hòa cho biết: “Từ ngày 5 đến 22/9, triển khai tiêm phòng cho đàn trâu, bò, lợn, chó, gia cầm; từ ngày 23 đến 30/9 sẽ thực hiện tiêm vét đối với các trường hợp còn lại. Từ tháng 10 đến tháng 2/2025, các địa phương sẽ thực hiện tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng, diện tiêm mới phát sinh, đến tuổi tiêm phòng để đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng luôn ở mức cao, nhằm đảm bảo miễn dịch đối với đàn vật nuôi trong toàn huyện”.

Thanh Hóa là tỉnh luôn ở tốp đầu cả nước trong việc triển khai, thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin, có tỷ lệ tiêm cao, hoàn thành đúng kế hoạch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tỷ lệ tiêm phòng không đồng đều giữa các huyện đồng bằng và miền núi do một số hộ dân còn hạn chế nhận thức về phòng, chống dịch bệnh nên không hợp tác trong công tác tiêm phòng. Đối với những thôn, bản khó khăn, cán bộ thú y phải đến từng nhà để vừa phổ biến, vận động, vừa triển khai công tác tiêm phòng. Tuy nhiên, do địa hình khó khăn, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ cùng với lực lượng thú y mỏng đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ tiêm phòng.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, từ ngày 1/9, các địa phương trên địa bàn tỉnh đồng loạt triển khai tiêm phòng các loại vắc-xin bắt buộc đợt 2, với yêu cầu tỷ lệ tiêm đạt trên 90% diện tiêm trở lên với các huyện đồng bằng và 80% trở lên với các huyện trung du, miền núi. Để 100% gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm được tiêm vắc-xin phòng bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã chuẩn bị đầy đủ vắc-xin, vật tư, dụng cụ để cung ứng và tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác tiêm phòng tại các huyện, thị xã, thành phố. Các huyện miền núi gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân, Lang Chánh và Như Xuân cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ vắc-xin đợt 2 năm 2024.

Công tác tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 2/2024 là tiền đề để ổn định sản xuất, tạo ra sản phẩm chăn nuôi cung ứng vào thị trường cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, vì vậy để hoàn thành 100% kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng đối với dịch bệnh trên đàn vật nuôi và kế hoạch tiêm phòng đến các hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, ngoài các đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung liên tục và số vật nuôi thuộc diện tiêm mới phát sinh, đến tuổi tiêm; các địa phương cần bám sát địa bàn, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc-xin; cân đối nguồn ngân sách, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ công tác tiêm phòng...

Đối với các huyện miền núi, cần rà soát, thống kê chính xác tổng đàn gia súc, gia cầm, bố trí kinh phí dự phòng của địa phương để hỗ trợ vắc-xin cho các hộ nghèo, cận nghèo; bố trí cán bộ thú y đến tận các thôn, bản vùng sâu, vùng xa để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tiêm phòng vắc-xin. Tuy nhiên, để công tác tiêm phòng đợt 2/2024 đạt kết quả cao, ngoài sự chỉ đạo từ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương, sự nỗ lực từ phía lực lượng thú y thì các hộ chăn nuôi cũng phải tự giác, chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi theo quy định.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]