(Baothanhhoa.vn) - Sản xuất nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao (CNC), quy hoạch vùng trồng rau quy mô lớn theo tiêu chuẩn VietGAP hay xây dựng hệ thống trang trại chăn nuôi khép kín, tự động hóa... là cách nhiều nông dân huyện Thường Xuân đã và đang thực hiện.

Thường Xuân phát triển các mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao (CNC), quy hoạch vùng trồng rau quy mô lớn theo tiêu chuẩn VietGAP hay xây dựng hệ thống trang trại chăn nuôi khép kín, tự động hóa... là cách nhiều nông dân huyện Thường Xuân đã và đang thực hiện.

Thường Xuân phát triển các mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ caoMô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của gia đình ông Lê Văn Máy, thôn Thống Nhất 3, xã Xuân Dương.

Đến thăm mô hình nhà màng với hệ thống tưới nhỏ giọt trong trồng dưa vàng của ông Lê Văn Máy, thôn Thống Nhất 3, xã Xuân Dương, chúng tôi thấy triển vọng phát triển kinh tế từ hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Ông Máy chia sẻ: “Nhận thấy canh tác truyền thống có nhiều bất cập, rủi ro mà hiệu quả kinh tế không cao, nên năm 2022 tôi quyết định vay mượn để đầu tư xây dựng nhà lưới, phát triển nông nghiệp theo hướng CNC. Trên diện tích hơn 3.000m2 đất vườn, được tôi chia thành các khu nhà lưới để sản xuất nhiều loại cây trồng khác nhau như dưa vàng, cà chua. Mỗi dịp gần tết, tôi còn trồng hoa để phục vụ người dân ở địa phương”.

Ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ông Máy còn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, các phương pháp ghép cành, sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng cao. Năm 2022, trang trại của ông Máy thu hoạch được 7 tấn dưa, đạt doanh thu hơn 400 triệu đồng, lợi nhuận 200 triệu đồng. Từ thành công bước đầu của mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC của gia đình ông Lê Văn Máy, đến nay, trên địa bàn xã Xuân Dương có khoảng 10 hộ trồng rau an toàn trong 2.500m2 nhà lưới, 1.500m2 nhà kính, doanh thu bình quân đạt 250 - 300 triệu đồng/mô hình/năm.

Để phát triển nông nghiệp CNC, việc đổi mới khoa học - kỹ thuật được xem là một trong những giải pháp then chốt, giúp giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp như nhà màng, nhà lưới, sử dụng hệ thống lưới tiết kiệm, nhỏ giọt, tự động và bán tự động, đèn led... Từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Điều này cũng giúp giảm bớt sự lệ thuộc của quá trình sản xuất nông nghiệp vào các yếu tố tự nhiên, như: thời tiết, khí hậu... Đến nay, toàn huyện đã phát triển được hơn 7.200m2 nhà lưới, nhà màng sản xuất rau, củ, quả an toàn tại các xã Ngọc Phụng, Thọ Thanh và thị trấn Thường Xuân. Được đánh giá là địa phương có tốc độ phát triển nhanh trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, từ cuối năm 2018 đến nay, trên địa bàn xã Thọ Thanh đã phát triển được gần 5.000m2 nhà lưới, nhà màng trồng rau, củ, quả an toàn và hơn 5 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, hằng năm, HTX dịch vụ nông nghiệp xã liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn sản xuất khoảng 100 ha mía ứng dụng kỹ thuật thâm canh, năng suất cao.

Trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trên địa bàn huyện có 3 mô hình chăn nuôi gà liên kết với Công ty CP Nông sản Phú Gia với tổng đàn khoảng 150.000 con/lứa; một số mô hình nuôi bò thịt chất lượng cao tại hai xã Ngọc Phụng, Xuân Dương và mô hình nuôi cá lồng ứng dụng kỹ thuật mới tại xã Xuân Cẩm.

Theo đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân: Từ hiệu quả của sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, huyện tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy, tạo chuyển biến trong nếp nghĩ, cách làm của người dân về nhu cầu thị trường, xu hướng lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm sạch và sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp CNC, quy mô lớn; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho người dân để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC. Các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP phải bảo đảm an toàn, được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, có thông tin truy xuất nguồn gốc, bao bì tem nhãn sản phẩm thông tin đầy đủ. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm của các đơn vị tham gia Chương trình OCOP như xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì, quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm...

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]