Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp
Phát huy sức trẻ trong phong trào lập thân, lập nghiệp, những năm qua đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Từ đó, không chỉ giúp thanh niên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
HTX mắc ca Thành Phát, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân thu hoạch sản phẩm từ cây mắc ca.
Những ngày cuối năm, chúng tôi ghé thăm vườn trồng cây ăn quả của gia đình anh Hoàng Hữu Quyết, tiểu khu Thanh Xá 2, thị trấn Hà Lĩnh (Hà Trung) đúng lúc gia đình anh đang thu hoạch bưởi Diễn. Anh Quyết cho biết: "Nhận thấy việc trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, nên từ nhiều năm nay gia đình tôi đã cải tạo diện tích 8ha để trồng cây ăn quả như: cam, bưởi Diễn, mít, táo... và chăn nuôi thêm lợn, gà. Trong quá trình phát triển mô hình kinh tế này, tôi đã tham khảo cách trồng, chăm sóc cây trên sách, báo, mạng xã hội và tham gia các lớp tập huấn do Huyện đoàn Hà Trung tổ chức; đi tham quan các mô hình trang trại có hiệu quả trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, tôi còn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, giúp cho cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ phân bón, lượng nước cung cấp đến tận gốc, tránh lãng phí nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nhờ đó các loại cây trồng cho năng suất, chất lượng cao hơn, hoa quả sau khi thu hoạch được thương lái đến tận vườn thu mua. Theo ước tính, mỗi năm mô hình cho doanh thu khoảng 1 tỷ đồng".
HTX mắc ca Thành Phát, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân (Như Xuân) do chị Phạm Thị Thu làm phó giám đốc hiện tại hoạt động khá hiệu quả. Chị Thu cho biết: "Sau quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy mắc ca là loại cây dễ trồng, phù hợp với đất đai, khí hậu, cùng với đó là chi phí đầu tư, công chăm sóc không nhiều, thế nên tôi đã bàn bạc với gia đình thuê đất để trồng cây mắc ca. Năm 2014, tôi nhập giống về trồng thử nghiệm. Sau một thời gian, thấy cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt nên bắt đầu nhân rộng diện tích và thành lập HTX mắc ca Thành Phát. Đến nay, HTX đã thu hút được 18 thành viên tham gia và đã nhân rộng diện tích trồng cây mắc ca lên 51ha".
Để quảng bá sản phẩm đến đông đảo khách hàng, HTX Thành Phát đã tích cực đăng tải sản phẩm lên các trang mạng xã hội như zalo, facebook và tham gia các phiên chợ, các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Năm 2023, sản phẩm Macadamia Thành Phát đã đạt OCOP 3 sao, nhờ đó khách hàng cũng biết đến và tin tưởng lựa chọn.
Những năm qua, để ĐVTN trong huyện vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, Huyện đoàn Như Xuân đã đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp. Năm 2024, Huyện đoàn phối hợp với Trung tâm Hướng nghiệp, dạy nghề và Giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh tổ chức chương trình tư vấn định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm và tuyển sinh cho 1.000 học sinh các trường THCS và THPT Như Xuân; hơn 300 ĐVTN được tham gia các hoạt động định hướng giới thiệu việc làm do UBND huyện Như Xuân tổ chức. Ngoài ra, công tác rà soát nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, khởi nghiệp trong cán bộ, ĐVTN được quan tâm chỉ đạo. Trong năm 2024, Huyện đoàn Như Xuân đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức giải ngân cho 5 thanh niên vay từ nguồn vốn khởi nghiệp cấp tỉnh với tổng số tiền trên 400 triệu đồng, quản lý vốn vay ủy thác có hiệu quả từ Ngân hàng Chính sách với tổng dư nợ trên 79.907 tỷ đồng, tăng gần 1,5 tỷ đồng so với năm 2023. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do thanh niên làm chủ.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả do ĐVTN làm chủ. Tiêu biểu như: anh Dương Ngọc Trường, Tổng Giám đốc Công ty CP Befine (Thạch Thành); Lê Minh Cương, Giám đốc Công ty TNHH Spico, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa); chị Nguyễn Lê Ngọc Linh, Giám đốc HTX vườn rừng bản Thổ, xã Hóa Quỳ (Như Xuân)...
Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong ĐVTN, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tăng cường hỗ trợ, kết nối với các cơ quan, đơn vị để thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương; tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi số; ngày hội tư vấn khởi nghiệp cho ĐVTN. Cùng với đó, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo cơ sở đoàn các cấp triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); khuyến khích ĐVTN trong tỉnh thi đua đề xuất các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế. Hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ ĐVTN được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế góp phần làm giàu bền vững...
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2025-01-07 19:54:00
Tuyển Việt Nam nhận thưởng lớn sau vô địch ASEAN Cup, nộp thuế thế nào?
-
2025-01-07 19:50:00
Giải pháp gì để chống buôn lậu khi kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường?
-
2025-01-06 07:00:00
Bản tin Tài chính 6/1: Giá vàng tăng nhưng nhà đầu tư vẫn lỗ 700.000 đồng/lượng sau một tuần
Kinh tế nông, lâm nghiệp mở hướng phát triển bền vững
“Nước rút” nối thông tuyến cao tốc bắc-nam
Bản tin Tài chính 5/1: Vàng quay đầu giảm, chuyên gia nhận định thiếu lạc quan
Chuẩn bị tổ chức Hội chợ Hoa đào huyện Triệu Sơn năm 2025
Thủ tướng: Kiên quyết không để sai chồng sai trong xử lý vướng mắc các dự án
Hiệu quả liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm khoai tây vụ đông
Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao
Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết
Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở Ngọc Phụng