Thành Sơn gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
Thành Sơn (Bá Thước) là xã đặc biệt khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc, thể hiện qua trang phục, phong tục, tập quán, ẩm thực, nếp nhà sàn, các làn điệu dân ca, dân vũ...
Người dân xã Thành Sơn gìn giữ nghề dệt thổ cẩm.
Thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Thái, Mường được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm. Xã Thành Sơn đã chỉ đạo các thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất phát triển du lịch cộng đồng, gắn với việc gìn giữ bản sắc dân tộc.
Thôn Kho Mường là một trong những thôn của xã Thành Sơn còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, người dân nơi đây sinh sống trong nếp nhà sàn và giữ được nghề dệt thổ cẩm. Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch, nhiều hộ dân đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo nếp nhà sàn phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Hiện thôn có hơn 10 hộ kinh doanh homestay, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động trong thôn.
Ông Bùi Văn Quân, trưởng thôn Kho Mường, cho biết: Thôn Kho Mường thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm; thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ và tổ chức biểu diễn phục vụ nhu cầu của du khách. Việc làm này không chỉ gìn giữ, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống mà còn góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc, thu hút khách đến tham quan trải nghiệm.
Hiện xã Thành Sơn có 23 cơ sở kinh doanh homestay. Năm 2023, xã đón 23.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Đây chính là điều kiện quan trọng để xã Thành Sơn gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Hiện nay, việc phát triển du lịch đã tạo việc làm cho hơn 200 lao động của địa phương, với mức thu nhập bình quân 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Chí Công, Chủ tịch UBND xã Thành Sơn, cho biết: Những năm qua, xã Thành Sơn luôn quan tâm tới việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Hiện xã có 9 đội văn nghệ phục vụ cho hoạt động của thôn, xã và nhu cầu của khách du lịch. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đã hỗ trợ 3 thôn, mỗi thôn 45 triệu đồng để các đội văn nghệ mua sắm trang phục, thiết bị. Thời gian tới, xã Thành Sơn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch theo hướng hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch. Qua đó, thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Bài và ảnh: Hải Anh
{name} - {time}
-
2024-12-14 22:13:00
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam: “Sắc màu hội tụ” tại đất thiêng Quảng Trị
-
2024-12-14 19:00:00
[Podcast] Truyện ngắn: Câu chuyện tâm linh
-
2024-02-02 19:00:00
[E-Magazine] - Ký ức mùi vị: Một thời chợ tết
Gìn giữ văn hóa từ hương ước, quy ước làng
Trưng bày chuyên đề “Những cổ vật trang trí rồng tại Bảo tàng Thanh Hóa” và “Nghề làm hương truyền thống”
Độc đáo Lễ thượng nêu tại Di sản Thành Nhà Hồ
[Podcast] - Tản văn: Mùi già nghĩa là mùa xuân đến
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra hoạt động mê tín dị đoan dịp Tết Nguyên đán
Tôn tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới tại Tây Ninh có gì đặc biệt?
Show diễn chưa từng có trong tiền lệ ra mắt tại Phú Quốc, sân khấu 5.000 chỗ kín khách
Sôi động chương trình “Điểm hẹn cuối tuần” số đầu tiên
Khai mạc Chương trình nghệ thuật “Điểm hẹn cuối tuần”