Tăng đãi ngộ là cần thiết, nhưng không tạo ra phản ứng ngược
Cô bạn là giáo viên ở một trường bãi ngang ven biển vài lần nói với tôi rằng, nhà giáo có nhiều cái khó, nhất là giáo viên ở vùng bãi ngang ven biển. Trước đây bạn từng được hưởng một số chế độ, nhưng giờ thì không còn. Bạn đề nghị nếu có thể thì nhà báo góp thêm tiếng nói để nhà giáo được hưởng thêm chính sách cải thiện, nâng cao đời sống, nhất là với giáo viên ở những vùng khó khăn.
Nhưng vài hôm trước bạn điện thoại phàn nàn đọc báo, xem mạng xã hội thấy ngành đề xuất quan tâm nhà giáo bằng cách miễn học phí cho con giáo viên. Nói thật là con mình còn học phổ thông, thuộc đối tượng miễn giảm, nhưng về cơ bản thấy không ổn. Làm thế thì giáo viên khác gì thương bệnh binh, con nhà giáo khác nào con gia đình chính sách...
Tôi lật dở nhiều trang báo, lướt mạng xã hội thấy cơ man ý kiến quanh việc này. Rất nhiều người không đồng tình, gồm cả những người trong ngành giáo dục.
Chuyện là, theo dự án Luật Nhà giáo và tờ trình của cơ quan soạn thảo là Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Theo tính toán, để miễn học phí cho con giáo viên phải cần khoảng 9.200 tỷ đồng/năm. Lý do cơ quan soạn thảo đưa ra chính sách này là nhằm tôn vinh nhà giáo, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho người dạy học.
Điều đó thì đúng rồi, nhưng tôn vinh bằng tiền và đãi ngộ bằng cách miễn học phí cho con họ, thì có vẻ như chưa ổn. Bởi không phải giáo viên nào cũng có con trong độ tuổi đi học, và lương giáo viên hiện tại hoàn toàn không thấp như người ta thường nói là “ba cọc, ba đồng”. Ngoài bậc lương cơ bản như viên chức nói chung, giáo viên còn có phụ cấp thâm niên và phụ cấp đứng lớp. Chưa kể thu nhập từ dạy thêm với nhiều giáo viên, chỉ tính riêng lương và phụ cấp thì mức thu nhập của họ không hề thấp, thậm chí trong nhóm cao của thang bảng lương hiện nay.
Lâu nay các đối tượng được miễn giảm học phí đều là đối tượng chính sách. Những đối tượng này phần bị hạn chế về sức khỏe hoặc yếu thế trong xã hội nên không có nhiều thu nhập trang trải cuộc sống, miễn giảm học phí cho con của họ là tất yếu. Còn xét về đặc thù ngành nghề thì cũng chưa có tiền lệ. Đâu chỉ nghề dạy học gặp khó khăn. Cũng đâu chỉ nhà giáo mới cống hiến, mới cần tôn vinh. Nếu bố mẹ làm trong ngành con cái được hưởng lợi từ ngành, thì con em nhiều ngành nghề khác cũng được hưởng lợi từ các dịch vụ do ngành cung cấp.
Xin đừng nhìn vào việc gần đây nhiều giáo viên bỏ nghề mà cho rằng đó là nghề thu nhập thấp, để rồi nghĩ đến chuyện cải thiện bằng cách này, cách kia trái quy định. Nhà giáo bỏ nghề còn bởi lý do áp lực thành tích, áp lực trước các vấn đề xã hội hóa mà nhà trường đặt ra, rồi cả mất an toàn học đường nữa... Bộ Chính trị mới đây đã có ý kiến thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Điều đó cho thấy sự quan tâm đối với nghề dạy học rất đặc biệt rồi, không nhất thiết phải có sự khác biệt nữa.
Phản ứng về vấn đề này, trên mạng xã hội có những ý kiến bày tỏ là nên miễn giảm học phí cho con công nhân, lao động tự do thu nhập bấp bênh thiết thực hơn nhiều. Nếu con giáo viên được miễn giảm học phí thì chỉ nên là con giáo viên có điều kiện khó khăn. Không nên quy định nội dung này vào dự thảo luật dễ sinh ra thứ gọi là “đặc quyền, đặc lợi”... Chúng ta không thể chuyển sự không công bằng này thành sự mất công bằng khác. Trong một xã hội, ngành nghề nào cũng đáng được trân trọng, và ưu tiên như nhau. Thể hiện sự quan tâm với nhà giáo, nhưng rõ ràng cần phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác mới là điều cần. Cơ quan soạn thảo luật cần phải tính toán phù hợp để xây dựng luật sao cho đảm bảo tính khả thi, phát huy tác dụng, chứ không nên tạo ra hiệu ứng ngược khi có thể hợp lý với giáo viên, nhưng lại bất công với xã hội như dòng ý kiến chủ lưu trên báo chí và mạng xã hội trong những ngày qua.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2025-01-15 21:35:00
Hướng về cơ sở, lấy quyền lợi người lao động làm trọng tâm hoạt động
-
2025-01-15 20:04:00
Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài cuối): “Gỡ khó” trong công tác quản lý
-
2024-10-12 09:36:00
Vĩnh Lộc: Khánh thành, bàn giao nhà ở theo Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3
Nga Sơn khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Nỗ lực đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp (Bài 2): Gắn trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra sai phạm
Thành lập Nghiệp đoàn nghề nuôi cá nước ngọt xã Ái Thượng
5G phủ sóng nhiều tỉnh thành, nhà mạng đã sẵn sàng thương mại hóa
Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Nông Cống
Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình hỗ trợ sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người”
Hội LHPN tỉnh tổng kết hoạt động Quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai