Tăng cường kiểm tra, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá
Xác định việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) tàu cá là một trong những nội dung quan trọng để tỉnh thực hiện nghiêm quy định Luật Thủy sản và các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) của Ủy ban Châu Âu (EC). Do đó, Chi cục Thủy sản và các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã chủ động, phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân, chủ tàu trên địa bàn tỉnh về lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá để vươn khơi, khai thác an toàn, bền vững.
Lực lượng chức năng tỉnh tuyên truyền về chống khai thác IUU cho ngư dân tại Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc).
Theo quy định, thiết bị GSHT tàu cá được lắp đặt trên tàu có chiều dài từ 15m trở lên nhằm theo dõi lịch trình ngư trường khai thác hải sản, chủ động hơn trong phòng tránh thiên tai và được hỗ trợ kịp thời khi gặp sự cố trên biển. Tuy nhiên, kinh phí lắp đặt thiết bị cũng tương đối cao, từ 18 - 20 triệu đồng/thiết bị, chi phí dịch vụ thuê bao duy trì hoạt động của thiết bị từ 330.000 - 400.000 đồng/thiết bị/tháng. Đây là mức chi không nhỏ, không phải ngư dân, chủ tàu nào cũng đủ điều kiện để lắp đặt. Trước yếu tố cần thiết, quan trọng của thiết bị GSHT đối với tàu cá khai thác, ngày 17/7/2021 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ mua thiết bị GSHT và phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT cho chủ tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mức hỗ trợ mua thiết bị GSHT là 10 triệu đồng/tàu cá với hình thức hỗ trợ 1 lần sau khi đầy đủ hồ sơ, mức hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT tàu cá theo hóa đơn thực tế nhưng không quá 300.000 đồng/tháng/tàu cá với hình thức hỗ trợ hàng năm (1 lần/năm). Thông qua hỗ trợ đó, số lượng tàu, thuyền tham gia lắp đặt thiết bị GSHT của tỉnh ngày càng nhiều, trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tàu cá lắp đặt thiết bị GSHT. Hiện nay, toàn tỉnh có 5.878 tàu cá, trong đó, có 1.109 tàu có chiều dài từ 15m trở lên, thuộc đối tượng lắp đặt thiết bị GSHT. Tính đến hết tháng 11/2023, trên địa bàn tỉnh có 1.100/1.109 tàu lắp thiết bị GSHT, đạt 99,2%. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, số tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên chưa lắp thiết bị GSHT của tỉnh còn 9 tàu, ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, TP Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn. Đây là các tàu cá nằm bờ không đi khai thác. Cùng với đó, đối với những tàu cá đã lắp đặt, lực lượng chức năng tỉnh vẫn thường xuyên theo dõi, giám sát qua hệ thống vệ tinh, bảo đảm các tàu cá thường xuyên bật thiết bị để trung tâm giám sát thông tin về vị trí tàu trên biển, tốc độ di chuyển, hướng đi và cung cấp thông tin cảnh báo nếu có dấu hiệu khai thác vượt ra ngoài ranh giới vùng biển Việt Nam.
Ngư dân Bùi Văn Hộ, chủ tàu cá mang số hiệu TH-91583-TS, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc), cho biết: "Gia đình tôi có tàu khai thác chiều dài 16m, sau khi được các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền về chủ trương lắp đặt thiết bị GSHT, tôi nhận thấy ý nghĩa tầm quan trọng của thiết bị đối với an toàn về tài sản, tính mạng cho ngư dân khi khai thác. Do đó, năm 2021, nhờ hỗ trợ của tỉnh, chúng tôi đã đầu tư hơn 20 triệu đồng để lắp đặt hệ thống GSHT. Nhờ có thiết bị, nên phương tiện khai thác nắm được thông tin, cảnh báo của trung tâm giám sát, hoạt động khai thác luôn an toàn, bền vững, góp phần thực hiện nghiêm quy định chống khai thác IUU".
Cán bộ văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn) theo dõi lịch trình khai thác của tàu thuyền thông qua hệ thống giám sát hành trình.
Ông Lê Văn Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết: "Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành lắp đặt thiết bị GSHT cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Nhờ đó, công tác giám sát, ngăn chặn và xử lý đối với các phương tiện cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài về chống khai thác IUU luôn được bảo đảm. Từ hệ thống giám sát tại trung tâm, thông qua các thiết bị GSHT tàu cá, các lực lượng trong tỉnh đã phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn nhiều trường hợp có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài. Ngoài ra, thông qua thiết bị GSHT, chúng tôi đã xây dựng các bản tin dự báo ngư trường để giúp ngư dân khai thác hải sản đạt hiệu quả cao hơn".
Được biết, thông qua hoạt động tuần tra, kiểm tra, giám sát, các lực lượng chức năng đã xử lý hàng chục trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU, đặc biệt là quy định về lắp đặt thiết bị GSHT cho tàu cá trên 15m, tàu cá đã lắp thiết bị GSHT song không thường xuyên bật thiết bị. Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng phối hợp xử lý tàu cá chưa lắp đặt thiết bị GSHT, không bật thiết bị GSHT trên 6 tháng.
Sự quyết liệt trong công tác quản lý, giám sát về lắp đặt, sử dụng thiết bị GSHT cũng là một trong những hành động thể hiện sự vào cuộc tích cực của tỉnh đối với thi hành Luật Thủy sản và những quy định về chống khai thác IUU để chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” thủy sản của EU.
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2024-12-15 20:23:00
Xây dựng huyện nông thôn mới gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế nông nghiệp
-
2024-12-15 16:15:00
Hoằng Phượng đón nhận Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
2023-12-17 11:55:00
Chiêu mộ nhân tài: Đặt tên thương mại cho dự án
Nuôi tôm “siêu thâm canh” trên bãi lầy sông Cung
Ngày hội quảng bá hàng hóa đặc trưng khu vực miền núi xứ Thanh
Lang Chánh tăng cường phòng, chống cháy rừng mùa hanh khô
Đa dạng các sản phẩm trưng bày tại Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa 2023
Tăng cường quản lý chế biến và thu mua lâm sản
Công điện của Thủ tướng về tăng quản lý thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước
Khai mạc Hội chợ thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2023
Tham quan mô hình kinh tế du lịch, nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Thạch Thành
Công bố nhãn hiệu tập thể “Bưởi Bắc Lương”