(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) diễn biến phức tạp, bên cạnh đó, những tháng cuối năm dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm từ thịt GSGC của người dân trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cao. Do đó, việc kiểm soát hoạt động giết mổ đang trở thành bài toán khó, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương và ngành chức năng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) diễn biến phức tạp, bên cạnh đó, những tháng cuối năm dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm từ thịt GSGC của người dân trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cao. Do đó, việc kiểm soát hoạt động giết mổ đang trở thành bài toán khó, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương và ngành chức năng.

Tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

Giết mổ gia cầm tập trung tại Công ty CP Thực phẩm Viet Avis, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.483 cơ sở giết mổ; trong đó, có 8 cơ sở giết mổ tập trung, 2 cơ sở giết mổ lợn sữa xuất khẩu, 1 nhà máy giết mổ gia cầm công suất lớn và 1.455 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Bình quân mỗi ngày, có khoảng 3.500 con lợn, 300 con trâu, bò... được đưa vào giết mổ để tiêu thụ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% lượng thịt GSGC cung cấp từ các cơ sở giết mổ được kiểm soát; 50% còn lại được giết mổ tại các hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ, nguồn thịt nhập khẩu và từ ngoài tỉnh nhập vào. Tất cả các hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công đều phân bố rải rác trong các khu dân cư, một số hoạt động theo mùa và không được UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp phép hoạt động nên việc kiểm soát giết mổ đang gặp nhiều khó khăn. Theo đó, hiện nay, tình trạng chăn nuôi GSGC nhỏ lẻ và giết mổ không bảo đảm vệ sinh thú y vẫn diễn ra khá phổ biến, việc giết mổ GSGC tại những điểm giết mổ nhỏ lẻ thường gắn liền với việc vận chuyển, lưu thông và tiêu thụ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, hoạt động giết mổ GSGC chủ yếu diễn ra vào ban đêm, trong khi lực lượng cán bộ thú y mỏng nên gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát các điểm giết mổ nhỏ lẻ. Tỉnh ta nằm trên các tuyến giao thông Bắc - Nam, lại giáp ranh với nhiều tỉnh do đó việc kiểm soát, hạn chế lây lan dịch bệnh từ các phương tiện giao thông vận chuyển GSGC qua địa bàn tỉnh ta là rất khó khăn. Hoạt động giết mổ nhỏ lẻ không có địa điểm cố định mà rải rác ở hầu hết các khu dân cư của các địa phương, một số chủ yếu hoạt động theo mùa vụ nên việc kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Đi đôi với đó, hiện nay, tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi đã xâm nhập tại các huyện trên địa bàn tỉnh, như: Thiệu Hóa, Nông Cống, Như Thanh, Hoằng Hóa... và thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định là có nguy cơ phát sinh và lây lan trên diện rộng do chưa có vắc-xin và thuốc trị bệnh. Có thể nói, khi dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, công tác quản lý hoạt động giết mổ càng trở nên cấp thiết, đây được xem là một trong những mắt xích quan trọng trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trên đàn GSGC.

Trước những khó khăn trên, ngành thú y đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND, ngày 25-5-2021 về quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt GSGC trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Ngày 16-6-2021, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt GSGC trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các địa phương cần thống kê, lập danh sách, quản lý tốt các cơ sở giết mổ, bảo đảm 100% số cơ sở giết mổ thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; kiên quyết xóa bỏ các cơ sở thu gom, giết mổ trái phép không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Từ đầu năm 2021 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện kiểm tra tại 23 cơ sở giết mổ của 11 huyện về công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt GSGC; lập kế hoạch kiểm tra lấy mẫu tại các cơ sở giết mổ và 20 chợ kinh doanh GSGC tại một số huyện trên địa bàn tỉnh... 3 trạm kiểm dịch động vật tại huyện Thạch Thành, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các chốt kiểm dịch cấp huyện thì vẫn tập trung cao độ thực hiện trực 24/24 giờ để kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển động vật, con giống và các sản phẩm từ động vật trên các tuyến đường giao thông chính; ngăn chặn kịp thời việc vận chuyển GSGC từ vùng có dịch ra bên ngoài. Song song với đó, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn GSGC; nhất là các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, để hoạt động giết mổ GSGC được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn, cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm an toàn của người dân. Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi gắn với xây dựng nhà máy giết mổ, sơ chế, chế biến, chế biến sâu theo chuỗi liên kết giá trị; tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết giữa các cơ sở giết mổ với hộ chăn nuôi quy mô lớn để tạo liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh GSGC, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanh GSGC; đầu tư trang thiết bị và kinh phí cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]