(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, những năm gần đây, UBND huyện Quan Sơn đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính để xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Quan Sơn xây dựng chính quyền số

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, những năm gần đây, UBND huyện Quan Sơn đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính để xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Quan Sơn xây dựng chính quyền sốCán bộ, công chức xã Trung Tiến dự hội nghị triển khai thực hiện các tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện và mô hình “3 không” trên địa bàn tỉnh năm 2024 bằng hình thức trực tuyến.

Để xây dựng chính quyền số, UBND huyện đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công việc, đồng thời thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã và 12 tổ công nghệ số cộng đồng. Để cán bộ, công chức và người dân, doanh nghiệp tiếp cận với chuyển đổi số, UBND huyện thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng trong chuyển đổi số. Tại UBND huyện đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc ở các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn. Hàng tuần, lịch công tác của UBND huyện và các cơ quan, đơn vị được cập nhật thường xuyên trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành, trên trang thông tin điện tử huyện. UBND huyện đã cấp hơn 250 tài khoản trên Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Thanh Hóa cho cán bộ, công chức, viên chức UBND huyện và UBND các xã, thị trấn. Đến nay, việc gửi nhận và trao đổi tài liệu trong hoạt động công việc đảm bảo thường xuyên trên môi trường mạng. Cùng với đó, UBND huyện đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ UBND huyện với UBND tỉnh; UBND huyện đến UBND cấp xã với tổng 14 điểm cầu. Từ kỳ họp thứ 2 HĐND huyện Quan Sơn, nhiệm kỳ 2021-2026 đã triển khai thực hiện họp trên phần mềm phòng họp không giấy (Ecabinet) để các đại biểu nghiên cứu tài liệu.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn Chu Đình Trọng cho biết: Để đảm bảo về hạ tầng triển khai chính quyền số, huyện Quan Sơn đã đầu tư máy chủ, thiết bị mạng để nâng cấp, mở rộng trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng, nâng cao năng lực bảo mật, vận hành ổn định các hệ thống thông tin trọng yếu. Thông tin quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền được cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của huyện, kết nối với trang dịch vụ công của tỉnh và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện trong việc tra cứu và đăng ký thủ tục hành chính.

Việc xây dựng và phát triển chính quyền số của huyện Quan Sơn đã tạo sự công khai, minh bạch trong công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết các thủ tục, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính. Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD-Office) đã được đầu tư tại 100% xã, cơ quan, đơn vị. Việc ứng dụng chữ ký số được đẩy mạnh trong các cơ quan, đơn vị; đã hoàn thành việc tích hợp chữ ký số chuyên dùng trên phần mềm, phục vụ ký trực tiếp trên các văn bản điện tử, tỷ lệ văn bản điện tử được ký số đạt trên 99% ở cấp huyện và 100% ở cấp xã. 12/12 xã, thị trấn đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền về chuyển đổi số đến người dân, đồng thời hướng dẫn người dân cài đặt các phần mềm phục vụ chuyển đổi số trên các nền tảng: VneID, sổ sức khỏe điện tử, sổ bảo hiểm xã hội... Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ 4G đạt trên 60%; tỷ lệ gia đình kết nối internet cố định và wifi đạt 70%. Tỷ lệ phủ sóng 4G đến trung tâm các xã, thị trấn đạt 98%. Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp đã tổ chức hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng dịch vụ số phục vụ nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các nền tảng số như phần mềm tập huấn giáo viên, sổ liên lạc điện tử, phần mềm dạy học trực tuyến, sổ sức khỏe điện tử; hướng dẫn đăng ký cài đặt và sử dụng các tài khoản thanh toán điện tử.

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiếp cận kinh tế số, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với VNPT Thanh Hóa hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể tham gia sàn giao dịch điện tử nông sản Thanh Hóa, đưa hơn 8 sản phẩm của huyện lên sàn giao dịch điện tử Thanh Hóa, sàn Postmart của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, hỗ trợ cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP của huyện. Vận động các doanh nghiệp đăng ký sử dụng hợp đồng điện tử, chữ ký số trong các hoạt động quản lý, giao dịch thương mại, đến nay, có 37/37 doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số như: Agribank EMobile Banking; Hóa đơn điện tử; Phần mềm kế toán, nền tảng Zalo OA ...

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, huyện Quan Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nhiệm vụ về chuyển đổi số, đồng thời tăng cường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước. Từ đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc chuyển đổi số để thu hút, định hướng người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số, tham gia xây dựng chính quyền số.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]