(Baothanhhoa.vn) - Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, song với sự quyết tâm cao, vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, huyện Quan Sơn đã tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Quan Sơn nỗ lực thực hiện Chương trình 1719

Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, song với sự quyết tâm cao, vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, huyện Quan Sơn đã tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Quan Sơn nỗ lực thực hiện Chương trình 1719Người dân tăng gia sản xuất ở khu tái định cư Co Hương, bản Ngàm, xã Tam Thanh. Ảnh: tư liệu

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (gọi tắt là Chương trình 1719 - PV) tiếp tục khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đến đời sống Nhân dân các DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, chương trình có nhiều nội dung mới, nhiều chính sách tích hợp trong một chương trình với cơ chế khác nhau. Bên cạnh đó, trong thời gian đầu thực hiện chương trình, bối cảnh cả nước đang tập trung phòng, chống dịch COVID-19, hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Trong khi đó, tỷ lệ dân số là người DTTS trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ cao (92,7%), tập quán sản xuất còn lạc hậu, trình độ cán bộ cấp cơ sở còn chưa đồng đều. Nhận thức và tinh thần, trách nhiệm đối với công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của một số cấp ủy, chính quyền còn chưa cao...

Nhằm quyết tâm đưa các chính sách nhân văn của Chương trình 1719 vào cuộc sống, Huyện ủy Quan Sơn đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, huy động cả hệ thống chính trị tập trung vào cuộc, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Công tác tuyên truyền được ưu tiên thực hiện với sự đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức, nhằm phổ biến đầy đủ chính sách, cơ chế, quy định đến cơ sở, cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình. Huyện Quan Sơn cũng ban hành cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư, người dân tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện chương trình tại cơ sở.

Đáng chú ý, trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 1719, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các phòng, ban, đơn vị của huyện Quan Sơn đã hướng mạnh về cơ sở, chủ động nắm bắt, hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, xác định nội dung, chính sách, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, địa bàn thực hiện từng dự án thành phần. Đồng thời, tập trung tháo gỡ vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền để giúp cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình và đúng quy định của pháp luật. Huyện cũng đã triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách theo hướng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương, đơn vị, không chạy theo thành tích mà hướng đến hiệu quả thực chất của chương trình, dự án. Vai trò, trách nhiệm và quyền chủ động của chính quyền cơ sở cũng được phát huy.

Bên cạnh đó, nhằm tập trung đầu tư xây dựng các công trình, tránh dàn trải, huyện Quan Sơn đã thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... Từ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nhiều xã, thị trấn đã được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các tiêu chí XDNTM, NTM kiểu mẫu. Huyện cũng đã thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình 1719, nhằm phát hiện và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện, tránh để hình thành những sự việc nổi cộm, phức tạp...

Quan Sơn nỗ lực thực hiện Chương trình 1719Từ nguồn vốn Chương trình 1719, cơ sở vật chất hạ tầng của Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Sơn được đầu tư sửa chữa. Ảnh: Đỗ Đức

Theo báo cáo của UBND huyện Quan Sơn, từ năm 2021 đến năm 2023, huyện Quan Sơn được Trung ương giao 100,383 tỷ đồng để triển khai thực hiện Chương trình 1719. Đến hết năm 2023, huyện đã giải ngân được 70,034 tỷ đồng, đạt 70% số vốn được phân bổ. Trong đó có 50,518 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (đạt 80%) và 19,516 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện đang tập trung cao triển khai các chương trình, dự án, giải ngân số vốn chuyển tiếp và phân bổ mới với tổng vốn 72,423 tỷ đồng, gồm 54,939 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 17,484 tỷ đồng vốn sự nghiệp.

Trong đó, huyện đã hoàn thành xây dựng khu tái định cư Co Hương thuộc bản Ngàm, xã Tam Thanh phục vụ di dời khẩn cấp 36 hộ dân sinh sống ở nơi có nguy cơ cao bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Đồng thời tích cực hoàn thành các bước thủ tục đầu tư xây dựng nhiều khu tái định cư dành cho người dân sinh sống ở nơi có nguy cơ cao thiên tai. Huyện Quan Sơn cũng ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư sửa chữa nhiều công trình trường học xuống cấp, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục; quan tâm đầu tư công trình giao thông, công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân... Từ đó góp phần thay đổi diện mạo nhiều bản, làng nông thôn miền núi. Đồng chí Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết, với quyết tâm cao, thực hiện kịp thời, có hiệu quả Chương trình 1719, huyện Quan Sơn đã tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, Chương trình 1719 đã góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng DTTS và miền núi so với bình quân chung của cả tỉnh. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện giảm xuống còn 29,6% (2.745 hộ); thu nhập bình quân của vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt 29,6 triệu đồng.

Đỗ Đức



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]