Quan Sơn nỗ lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Những năm qua, huyện Quan Sơn đã chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Qua đó, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Lớp đào tạo nghề cho LĐNT do huyện Quan Sơn phối hợp với phối hợp Đại học Hồng Đức tổ chức thực hiện. Ảnh: Xuân Cường
Xác định công tác đào tạo nghề cho LĐNT có ý nghĩa quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững, huyện Quan Sơn đã chú trọng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa của việc học nghề. Đồng thời chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) phối hợp với các phòng, các xã, thị trấn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức điều tra, rà soát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các đối tượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chưa qua đào tạo nghề.
Từ năm 2022 đến nay, bằng nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Quan Sơn đã mở 59 lớp đào tạo nghề LĐNT cho 1.848 học viên. Tham gia học nghề, các học viên được cung cấp kiến thức chuyên sâu; kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành. Nhờ đó các học viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn thành thạo các kỹ năng nghề, vận dụng ngay trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của hộ gia đình.
Tại xã Trung Hạ, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được cấp ủy, chính quyền địa phương luôn chú trọng thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2023 đến nay, hơn 240 người dân của xã được học nghề. Nhiều người dân học nghề xong áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế.
Ông Lữ Hồng Cương, học viên lớp học kỹ thuật chăn nuôi ở bản Xầy cho biết: Trước đây, do không có kiến thức chăm sóc, phòng, trị bệnh nên vật nuôi bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao. Khi tham gia học nghề, tôi được hướng dẫn cụ thể phương pháp xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, có thêm kiến thức để áp dụng vào thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện cuộc sống.
Ông Nguyễn Đình Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hạ, cho biết: Hằng năm, xã rà soát nhu cầu học nghề của người dân, xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động địa phương, ưu tiên các lao động là đồng bào DTTS và người nghèo. Phối hợp với Phòng LĐ,TB&XH mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với thực tế của người dân. Học xong, các học viên có thêm kiến thức để áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Nhờ làm tốt công tác đào tạo nghề cho LĐNT, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Quan Sơn từng bước được nâng lên. Năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 63%. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn, làm chuyển dịch cơ cấu lao động dần theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, Phòng LĐ,TB&XH huyện Quan Sơn tăng cường phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, giải quyết việc làm. Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Quan Sơn đã giải quyết việc làm mới cho 750 lao động. Đây là điều kiện để huyện Quan Sơn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và hoàn thành các tiêu chí XDNTM.
Ông Lê Viết Xuân, Trưởng phòng LĐ,TB&XH huyện Quan Sơn cho biết: Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Quan Sơn đã đạt được kết quả tích cực góp phần nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đời sống vật chất tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay. Thời gian tới huyện Quan Sơn tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đao, đối với công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý nghĩa của việc học nghề, cung cấp thông tin cho người lao động để lựa chọn chính xác trong việc học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn, thị trường lao động. Chú trọng tới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng các hoạt động đào tạo nghề, để có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn.
Xuân Cường
- 2024-11-05 16:32:00
Khen thưởng Cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” năm 2024
- 2024-11-05 15:54:00
Nụ cười trở lại trên bản người Mông Tà Cóm
- 2024-11-05 11:45:00
Truyền thanh thông minh về làng quê
Xử lý vi phạm kinh doanh vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình
Thiệu Hóa huy động nguồn lực xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khi tham gia giao thông
Kinh nghiệm vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn ở Nga Sơn
Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở
Xóm trọ 0 đồng của những bệnh nhân chạy thận
Xây dựng căn cứ pháp lý thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024
Sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu ở 184 đường ngang có người gác
Tuyển dụng cuối năm: Doanh nghiệp hạ tiêu chuẩn, người lao động vẫn “nhảy việc”?