Nối nhịp cầu hữu nghị
Thanh Hóa có 213,6km đường biên giới đất liền, có 16 xã, thị trấn của 5 huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân, Lang Chánh tiếp giáp với các bản, cụm bản thuộc các huyện Viêng Xay, Sốp Bâu, Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Thời gian qua, hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm xây dựng tình đoàn kết hữu nghị. Và trong các hoạt động ấy, vai trò của những người phiên dịch viên được xem là những người chắp nối nhịp cầu hữu nghị.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo phối hợp tổ chức tuần tra đoạn biên giới.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 37,376km, 12 vị trí/15 mốc quốc giới... Nhiều năm qua, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của nước bạn Lào thực hiện nhiệm vụ trao đổi thông tin, tình hình liên quan đến an ninh biên giới quốc gia, phối hợp làm tốt công tác tuần tra song phương nhằm đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, vận động Nhân dân vùng biên hai nước thực hiện tốt các nội dung Hiệp định quy chế biên giới.
Trung tá Hoàng Trung Kiên, đội trinh sát, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo, đồng thời cũng là người phiên dịch, chịu trách nhiệm trong việc trao đổi trực tiếp, gián tiếp với chính quyền và lực lượng chức năng khu vực tiếp giáp cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn. Trung tá Hoàng Trung Kiên xác định muốn hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ phiên dịch thì phải học tập thật nhiều, trang bị kiến thức, nhất là phải hiểu tập quán, sinh hoạt của đồng bào, từ đó mới truyền tải tốt các quy định, văn bản luật đến người dân. Với vai trò là người phiên dịch viên, đồng chí đã hòa vào cuộc sống người dân vùng biên, thực hiện tốt phương châm cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nghe và nói tiếng đồng bào các dân tộc.
Thiếu tá May Kham, Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội bảo vệ biên giới 218, tỉnh Hủa Phăn cho biết: "Lực lượng hai bên đơn vị thường xuyên trao đổi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, phong tục, tập quán để cùng nhau hợp tác, bảo vệ đường biên cột mốc. Hiện nay, Đại đội 218 không có phiên dịch viên tiếng Việt, khi 2 bên trao đổi công việc chúng tôi cần tới anh Kiên là phiên dịch viên của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo để triển khai, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới giữa hai đơn vị".
Thực hiện lời dạy của Bác “giúp bạn là tự giúp mình”, thời gian qua, vượt qua hàng chục km đèo dốc, những chiến sĩ quân hàm xanh Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo đã mang những tình cảm đặc biệt tới bà con cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn. Ngoài việc thăm hỏi, động viên bà con khắc phục khó khăn, các chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo còn tranh thủ tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ các hủ tục, giúp đỡ Nhân dân các bản giáp biên của nước bạn phát triển kinh tế.
Đồn Biên phòng Quang Chiểu quản lý, bảo vệ 46,7km đường biên giới với 22 mốc quốc giới (từ 283 - 304) trên địa bàn 2 xã Quang Chiểu và Mường Chanh (Mường Lát), phía ngoại biên tiếp giáp với huyện Viêng Xay và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn. Thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, ngoại giao Nhân dân, đơn vị thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin định kỳ và đột xuất với Đại đội 214 và 215 (Lào). Hai bên tổ chức tuần tra song phương được 8 lần/192 cán bộ, chiến sĩ tham gia; gặp gỡ, trao đổi thông tin và giải quyết tốt những vấn đề có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của mỗi bên; hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh với các loại tội phạm. Để hiểu tiếng bạn Lào, phục vụ bảo vệ biên giới quốc gia rất quan trọng, thời gian qua, Đồn Biên phòng Quang Chiểu đã tổ chức các lớp học tiếng Lào có sự tham gia của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Thiếu tá Lê Văn Dương, Trạm Kiểm soát biên phòng Cang, Đồn Biên phòng Quang Chiểu, chia sẻ: “Mình học tiếng Lào để phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền của Nhân dân khu vực biên giới, để họ hiểu đồng hành cùng với đơn vị trong việc bảo vệ biên giới, tham gia đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, đồng thời quan tâm, chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc hai bên biên giới, góp phần vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt của hai tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa - Hủa Phăn và hai nước Việt - Lào anh em”.
Từ năm 2014, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, các huyện giáp biên của hai tỉnh cũng thống nhất chủ trương và xây dựng kế hoạch thực hiện việc kết nghĩa giữa các cặp huyện hai bên biên giới, các cặp bản khu vực biên giới, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, phù hợp với hiệp định, quy chế biên giới mà hai nước, hai tỉnh đã ký kết. Đến nay, đã có 17 cặp bản, cụm bản được ký kết. Việc kết nghĩa các cặp bản - bản, xây dựng mối quan hệ hữu nghị của các huyện giáp biên nói riêng và của hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn nói chung thì việc học tiếng Lào, tiếng dân tộc càng phải đẩy mạnh hơn nữa đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng biên phòng tỉnh Thanh Hóa.
Bài và ảnh: Hoàng Lan
{name} - {time}
-
2024-12-19 21:17:00
Quan hệ đối ngoại góp phần nâng tầm vị thế phụ nữ Thanh Hóa
-
2024-12-02 14:35:00
Lan tỏa tác phẩm thông tin đối ngoại để bạn bè quốc tế hiểu, yêu Việt Nam hơn
-
2024-10-23 15:26:00
Gìn giữ, vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững
Huyện Mường Lát mở rộng, hợp tác đối ngoại với các huyện Viêng Xay, Sốp Bâu
Đẩy mạnh các hoạt động hòa bình, mở rộng đối ngoại Nhân dân
Tiếp tục khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại
Đại hội đại biểu Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 – 2025
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi tiếp Đoàn công tác Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam
Tặng Bằng khen cho 9 tập thể và cá nhân tỉnh Hủa Phăn (Lào) trong giúp đỡ tìm kiếm mộ liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam
Phát huy vai trò của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thanh Hóa trong hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và đối ngoại Nhân dân
Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại với Lào
Đẩy mạnh các hoạt động phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Lào