(Baothanhhoa.vn) - Năm 2014, làng nghề làm nón lá Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá được công nhận là làng nghề truyền thống. Đến nay, nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc vẫn luôn được người dân, đặc biệt là các bà, các mẹ, các chị gìn giữ và phát triển.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Năm 2014, làng nghề làm nón lá Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá được công nhận là làng nghề truyền thống. Đến nay, nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc vẫn luôn được người dân, đặc biệt là các bà, các mẹ, các chị gìn giữ và phát triển.

Video: Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Nghề làm nón lá tại xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã có từ lâu đời.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Hiện nay, nghề làm nón lá truyền thống của xã Xuân Lộc đang được các bà, các mẹ, các chị của HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Lộc gìn giữ và phát triển.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Để tạo ra được một chiếc nón đẹp, người làm nón phải trải qua nhiều công đoạn như chọn lá, rẽ lá, là lá, chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn,...

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Bà Lê Thị Phương cho biết, để làm nên một chiếc nón hoàn chỉnh cần phải mất ít nhất 4 tiếng và người làm nón phải thật kiên nhẫn, tỉ mỉ mới tạo nên một chiếc nón đẹp.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Trong các công đoạn làm nón thì công đoạn làm khung nón là quan trọng nhất. Một chiếc nón đẹp phải có hình dáng tròn trịa, chắc chắn.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Nguyên liệu chính để làm nón chủ yếu là các loại lá như: lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá hồ, lá dứa, lá dừa nước. Vành nón thì được làm bằng tre cật vót nhỏ, trơn đều, tuyệt đối không được cong vênh.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Công đoạn là lá đòi hỏi người làm nón phải rất cẩn thận, căn chỉnh nhiệt độ vừa phải để lá thật phẳng nhưng không bị cháy xém.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Công đoạn cần sự tỉ mỉ của người thợ nhất là khâu nón.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Khi khâu nón, từng đường kim phải thật đều. Có như vậy, chiếc nón làm ra mới đảm bảo yếu tố vừa chắc chắn, vừa đẹp.

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Chị Lê Thị Linh (Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Lộc) cho biết: "Hiện nay, mỗi năm hợp tác xã này xuất bán khoảng 35.000 chiếc nón lá đến thị trường khắp các tỉnh phía Bắc."

Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc

Đối với người dân xã Xuân Lộc, nghề làm nón lá không chỉ mang lại thu nhập cho bà con nơi đây mà còn là cách để họ giữ gìn và bảo tồn làng nghề truyền thống tốt đẹp mà cha ông đã để lại.

Tin liên quan:
  • Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc
    Nón lá Thọ Lộc sau vinh danh làng nghề truyền thống

    Việc nón lá Thọ Lộc, xã Thọ Lộc (Thọ Xuân) được vinh danh làng nghề truyền thống dịp tháng 6-2022 không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn mở ra cơ hội để trở thành sản phẩm OCOOP trong tương lai không xa.

  • Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc
    Gìn giữ nghề đan lát truyền thống ở Yên Khương

    Yên Khương là xã biên giới của huyện Lang Chánh, có 3 dân tộc sinh sống, trong đó, người dân tộc Thái chiếm khoảng 98%. Cùng với gìn giữ trang phục truyền thống, ẩm thực, tiếng nói, chữ viết, các làn điệu dân ca, dân vũ, người Thái nơi đây còn gìn giữ nghề đan lát truyền thống. Theo các cụ cao niên trong xã, nghề đan lát có từ rất lâu đời và được người dân lưu giữ cho đến ngày nay. Các vật dụng của đồng bào Thái như: rổ, rá, mâm, nơm bắt cá, lồng nuôi gà, gùi lúa, nong, nia... đều sử dụng nguyên liệu mây, tre, nứa, qua bàn tay khéo léo của người thợ, trở thành những sản phẩm gắn bó với cuộc sống của bà con.

  • Những người phụ nữ giữ gìn làng nghề làm nón lá truyền thống Xuân Lộc
    Những người “giữ lửa” nghề truyền thống

    Trải qua nhiều biến động, thăng trầm, cho đến ngày nay nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh vẫn được lưu giữ, kế thừa và ngày càng phát triển. Góp phần quan trọng trong việc “giữ lửa” cho làng nghề không thể thiếu bàn tay khéo léo của những người thợ cần mẫn, tâm huyết đang ngày đêm trao truyền lại “nguồn vốn” quý cho thế hệ sau.

Hoàng Đông - Phương Đỗ


Hoàng Đông - Phương Đỗ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]