Những người “gieo chữ” nơi cổng xứ Thanh - Bài cuối: Đất cằn nở hoa!
Chuyện thầy, cô giáo ngược biên “bám bản” không còn nhiều như những năm về trước. Thay vào đó, những lớp thầy cô sau quãng thời gian cống hiến đang có xu hướng thuyên chuyển về xuôi. Thiếu hụt giáo viên tạo nên những “khoảng trống” nhất định. Việc "tạo nguồn" từ những lớp thầy, cô giáo trẻ là con em đồng bào Mông, Dao, Thái... đang được xem là giải pháp phù hợp trong lộ trình phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục huyện Mường Lát.
Tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 ở Mường Lát đạt 100%.
“Nuôi chữ” để “gieo chữ”
Sau tiếng trống trường, thầy Va Văn Tuấn (sinh năm 1994, ở bản Cá Nọi, xã Pù Nhi) tranh thủ về phòng cắm nồi cơm. Thầy Tuấn nói, cũng may bản Pa Búa đã có điện lưới, thầy cô ở đây cũng đỡ vất vả. Từ sinh hoạt đời sống, cho tới việc soạn giáo án, họp hành, triển khai các hoạt động trực tuyến của nhà trường thông qua việc sử dụng máy tính.
Thầy Va Văn Tuấn, giáo viên khu Pa Búa, Trường tiểu học Trung Lý 2 trong giờ lên lớp.
Điểm trường Pa Búa, Trường tiểu học Trung Lý 2 có 4 thầy cô thì tất cả đều là con em Mường Lát. Do điều kiện địa bàn khó khăn nên các thầy cô lên đây “bám bản” là những người còn trẻ. Khó khăn là vậy, nhưng so với hành trình “nuôi chữ” để trở thành những người đứng lớp của các thầy, cô mới thực là gian nan.
... thầy Tuấn là con thứ 9 trong gia đình có tới 10 anh chị em. Nhà đông con, ăn chẳng đủ no, mặc chẳng đủ ấm, là một trong những hộ người Mông đói nhất của bản Cá Nọi.
Dẫu vậy, gia đình thầy Tuấn lại là hộ người Mông tiến bộ. Bố mẹ thầy Tuấn rất chú tâm cho các con ăn học, với hy vọng sau này con chữ sẽ giúp thay đổi cuộc đời các con.
Trò chuyện cùng thầy Tuấn, tôi khá bất ngờ khi thầy là con thứ 9 trong gia đình có tới 10 anh chị em. Nhà đông con, ăn chẳng đủ no, mặc chẳng đủ ấm, là một trong những hộ người Mông đói nhất của bản Cá Nọi.
Dẫu vậy, gia đình thầy Tuấn lại là hộ người Mông tiến bộ. Giữa cái thời mà cả bản, xã đều trồng cây thuốc phiện, sống nhờ cây thuốc phiện, thì thầy Tuấn tự hào khi nói về gia đình mình, rằng từ đời ông bà, cho đến đời bố mẹ và các anh chị em sau này, chưa bao giờ trồng cây thuốc phiện.
Nghèo nhưng bố mẹ thầy Tuấn lại rất chú tâm cho các con ăn học, với hy vọng sau này con chữ sẽ giúp thay đổi cuộc đời các con. Quả vậy, niềm tin ấy đến nay được minh chứng bằng sự thành công của thầy Tuấn và các anh chị em trong gia đình.
“Hành trình “nuôi chữ” dẫu khó khăn thế nào thì mình cũng đã vượt qua. Còn hành trình “gieo ước mơ” lại cho thế hệ con em Pa Búa mới thực là gian nan. Mường Lát còn nghèo lắm! Con em Mường Lát dù khao khát cái chữ thật đấy, nhưng vẫn có thể bỏ học bất cứ lúc nào!”.
Trên thầy Tuấn, có anh trai Va Chá Pó đang làm phiên dịch viên cho một công ty nước ngoài ở Hà Nội; anh Va Văn Lênh, là cán bộ xã Pù Nhi; các anh chị khác thì đều có kinh tế, thu nhập ổn định.
Chia sẻ về nghề, thầy Tuấn tâm sự: “Hành trình “nuôi chữ” dẫu khó khăn thế nào thì mình cũng đã vượt qua. Còn hành trình “gieo ước mơ” lại cho thế hệ con em Pa Búa mới thực là gian nan. Mường Lát còn nghèo lắm! Con em Mường Lát dù khao khát cái chữ thật đấy, nhưng vẫn có thể bỏ học bất cứ lúc nào!”.
Thầy Ngân Văn Ân trong tiết dạy học ở khu Ón, Trường Tiểu học Tam Chung
Cùng chung ước mơ trở thành người đứng lớp, “gieo chữ” cho con em địa phương, thầy Ngân Văn Ân (sinh năm 1983, ở thị trấn Mường Lát) giáo viên “cắm bản” tại điểm trường Ón, Trường Tiểu học Tam Chung, với thâm niên 17 năm gắn bó với nghề thì có tới 15 năm công tác tại các điểm trường lẻ.
Điểm trường bản Ón nằm ở khu vực ngã ba biên giới, giáp nước bạn Lào và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Nơi đây cũng được liệt vào là một trong những “điểm nóng” về buôn bán ma túy. Thầy Ân bộc bạch: “Cách trung tâm xã 20km nhưng các thầy lên đây có khi cả tháng mới về với gia đình được, nên điểm trường có 5 giáo viên thì tất cả đều là nam giới”.
Thêm một điều đặc biệt tại điểm trường bản Ón, các thầy giáo nơi đây đều là người dân tộc Mông, dân tộc Thái, sinh ra lớn lên ở Mường Lát. Kể về người gieo ước mơ cho mình, thầy Ân vẫn nhớ như in hình ảnh người thầy đáng kính Nguyễn Văn Giang, quê ở huyện Nga Sơn.
Nhờ các tổ chức thiện nguyện, học sinh khu Ón, Trường tiểu học Tam Chung có được những bữa ăn bán trú.
Thầy Giang từng chia sẻ về nỗi niềm xa nhà, xa quê với lứa học trò như thầy Ân rằng, những lớp thế hệ như các thầy, cô sẽ ít dần đi. Vì vậy, các em, những người sinh ra và lớn lên ở Mường Lát chính là tương lai của giáo dục huyện nhà. Phải nuôi ước mơ, cố gắng là những người tiếp nối, gieo chữ cho quê hương. Nhờ đó mà những lớp thế hệ như thầy Ân không ngừng nỗ lực.
... các em, những người sinh ra và lớn lên ở Mường Lát chính là tương lai của giáo dục huyện nhà. Phải nuôi ước mơ, cố gắng là những người tiếp nối, gieo chữ cho quê hương. Nhờ đó mà những lớp thế hệ như thầy Ân không ngừng nỗ lực.
Khu Ón, điểm Trường Tiểu học Tam Chung nơi thầy Ân đang công tác còn rất nhiều khó khăn. Đa phần đều là con em hộ nghèo, trong đó có không ít gia đình có hoàn cảnh éo le. Có học sinh là con mồ côi cha, mồ côi mẹ, phải ở với ông bà. Có học sinh thì bố mẹ bỏ nhau, hoặc phó mặc cho ông bà để đi làm ăn xa... Thầy Ân khẳng định, nhiệm vụ của các thầy không chỉ là dạy cái chữ, mà còn là “điểm tựa” tinh thần, là người “gieo ước mơ” cho các thế hệ con em Mường Lát.
Kỳ vọng từ “Đề án số 06”!
Bà Nguyễn Thị Thúy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Lát cho biết: Việc thiếu giáo viên, đặc biệt là lực lượng giáo viên có thâm niên chuyển công tác về xuôi đã để lại những “khoảng trống” nhất định. Trong khi, khối các trường mầm non, tiểu học, hiện còn nhiều điểm lẻ. Để có thể sắp xếp, bố trí giáo viên sao cho phù hợp là bài toán đầy nan giải với ngành.
Được nhà hảo tâm trao tặng ti vi, học sinh khu Ón, Trường Tiểu học Tam Chung có buổi xem trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Từ thực trạng trên, năm học 2023 - 2024, huyện Mường Lát đã có phương án tuyển dụng, bổ sung kịp thời. Trong đó, tín hiệu tích cực qua các lần tuyển dụng gần đây chính là số lượng các thầy cô giáo mới là con em bản địa chiếm tỷ lệ cao.
Ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: Việc xác định nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Mặc dù giáo dục huyện Mường Lát đã có những chuyển biến, tuy nhiên, vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, vẫn còn 30% số phòng, lớp học chưa đảm bảo kiên cố. Hệ thống phòng học bộ môn, phòng chức năng của các bậc học, hiện có 227 phòng/tổng nhu cầu 641 phòng, mới chỉ đáp ứng được 35% so với quy định; trang thiết bị dạy học còn thiếu ở các cấp học... Nhìn chung, cơ sở vật chất mới chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho các trường học.
Trong khi đó, nói về đội ngũ cán bộ, giáo viên, ông Giang cho rằng: Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu nhiều, đặc biệt là ngành học mầm non; công tác quản lý, quản trị nhà trường còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều đổi mới.
Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Toàn huyện vẫn còn 4% giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật giáo dục 2019. Sự biến động của giáo viên do thuyên chuyển công tác hằng năm dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, trong khi nguồn tuyển dụng tại chỗ còn nhiều hạn chế, nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục.
Nói về giải pháp, ông Giang chia sẻ: Nhằm quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua; đồng thời căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045..., huyện Mường Lát đã xây dựng Đề án số 06-ĐA/HU, ngày 28/12/2023 về nâng cao chất lượng giáo dục huyện Mường Lát giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến 2045.
Phấn đấu đến năm 2030, ngành giáo dục và đào tạo Mường Lát xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn. Phát triển quy mô mạng lưới trường, lớp hợp lý, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Quan tâm chất lượng giáo dục mũi nhọn. Nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm cũng như chất lượng giáo dục đại trà.
... huyện Mường Lát sẽ vận dụng linh hoạt các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư đồng bộ hạ tầng giáo dục. Trong đó, tập trung hướng đến xây dựng các điểm trường chính với quy mô của trường bán trú. Tổ chức tuyển dụng đầy đủ giáo viên theo định biên được giao; hợp đồng giáo viên với những vị trí được phép, tránh để tình trạng thiếu giáo viên kéo dài
Ông Giang nhấn mạnh, thời gian tới để giảm dần tỷ lệ các điểm lẻ cũng như nhu cầu về số lượng giáo viên; nâng cao chất lượng giáo dục, huyện Mường Lát sẽ vận dụng linh hoạt các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư đồng bộ hạ tầng giáo dục. Trong đó, tập trung hướng đến xây dựng các điểm trường chính với quy mô của trường bán trú. Tổ chức tuyển dụng đầy đủ giáo viên theo định biên được giao; hợp đồng giáo viên với những vị trí được phép, tránh để tình trạng thiếu giáo viên kéo dài. Với những mục tiêu, lộ trình cụ thể, ngành giáo dục huyện Mường Lát phấn đấu đến năm 2030, các tiêu chí về chất lượng đều có sự thay đổi, rút ngắn khoảng cách với các huyện miền núi, cũng như các huyện miền xuôi.
Đình Giang
{name} - {time}
-
2025-01-15 11:53:00
Trưởng Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Nông Cống
-
2025-01-15 10:11:00
Trao tặng 2.000 lít dầu ăn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Nghi Sơn
-
2024-05-18 15:36:00
Gần 500 học sinh được nâng cao kiến thức phòng cháy, chữa cháy
Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tư vấn và khám chuyên khoa cho nữ công nhân, lao động
285 thí sinh tham gia hội thi tin học trẻ lần thứ 27 năm 2024
Phụ nữ huyện Bá Thước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hội
Câu lạc bộ Hàm Rồng: Sôi nổi hội thi văn nghệ năm 2024
Ước muốn của con
Phát động Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân
Những người “gieo chữ” nơi cổng xứ Thanh - Bài 3: Tình yêu “nảy mầm” trên đá!
Những người “gieo chữ” nơi cổng trời xứ Thanh - Bài 2: Một đêm ở lớp xóa mù