(Baothanhhoa.vn) - Khu vực miền núi của tỉnh bước vào XDNTM với xuất phát điểm thấp. Nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và người dân, các địa phương đã đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Song, với nhiều rào cản đang hiện hữu, tiến độ XDNTM ở miền núi xứ Thanh vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh.

Nhiều khó khăn trong XDNTM ở khu vực miền núi

Khu vực miền núi của tỉnh bước vào XDNTM với xuất phát điểm thấp. Nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và người dân, các địa phương đã đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Song, với nhiều rào cản đang hiện hữu, tiến độ XDNTM ở miền núi xứ Thanh vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh.

Nhiều khó khăn trong XDNTM ở khu vực miền núiDiện mạo NTM tại thôn Yên Thịnh, xã Thành Tâm (Thạch Thành).

Mặc dù được chọn là xã “điểm” để XDNTM của huyện Mường Lát, song, khi bắt đầu triển khai, xã Mường Chanh đã gặp rất nhiều khó khăn. Để thực hiện chương trình, cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận dụng tối đa nguồn hỗ trợ của Nhà nước và huy động sự vào cuộc của Nhân dân để thực hiện XDNTM. Từ nguồn hỗ trợ, địa phương đã chú trọng đến đầu tư nhiều công trình quan trọng, như: công sở xã, trạm y tế, các nhà văn hóa bản; chỉnh trang, xây mới và cải tạo, nâng cấp các điểm trường cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên, học sinh; hệ thống giao thông, thủy lợi được nâng cấp, đầu tư, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại, giao thương... Đến nay, 100% các bản trên địa bàn xã có đường nhựa, đường bê tông; 9/9 bản được sử dụng điện lưới quốc gia, có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn và hàng chục mô hình sản xuất hiệu quả đang được duy trì và nhân rộng trong Nhân dân. Tại hội nghị giao ban tình hình XDNTM các huyện miền núi tháng 7/2024, ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh, cho biết: “Từ xã đặc biệt khó khăn, Mường Chanh hôm nay đã có 7/9 bản đạt chuẩn NTM, trung bình toàn xã đạt 16/19 tiêu chí và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM trong năm 2025”.

Năm 2024, huyện Thường Xuân phấn đấu đưa xã Xuân Cao về đích NTM. Tuy nhiên, địa phương đã gặp nhiều khó khăn, nhất là các tiêu chí cần phải có vốn đầu tư và sự đồng thuận của Nhân dân, như: mở rộng đường giao thông nông thôn, đầu tư xây mới và chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa các thôn, đa dạng hóa ngành nghề, phân bố cơ cấu lao động, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm... Trên cơ sở nhận diện rõ những “rào cản”, UBND huyện Thường Xuân đã chỉ đạo, hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ông Lê Bá Tiến, Chủ tịch UBND xã Xuân Cao, cho biết: “Bắt tay vào XDNTM từ năm 2013 với 9/19 tiêu chí, qua hành trình xây dựng, đến nay xã đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Tuy một số tiêu chí còn “non”, song xã Xuân Cao vẫn tiếp tục đầu tư nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí theo chuẩn quy định của bộ tiêu chí quốc gia, để địa phương tự tin về đích trong năm 2024”.

Trong hành trình hơn 13 năm thực hiện XDNTM, các huyện miền núi đã nỗ lực vào cuộc để tạo nên diện mạo NTM chung của tỉnh. Ngoài việc tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, các địa phương đã đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi, vận động các tổ chức và cá nhân hỗ trợ XDNTM. Tính đến hết tháng 8/2024, khu vực miền núi của tỉnh đã có 68/364 xã, 691 thôn, bản đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã và 58 thôn, bản đạt NTM kiểu mẫu. Bình quân đạt 13,83 tiêu chí/xã; có 122 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận, tiến độ XDNTM ở khu vực miền núi còn rất chậm. Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có 29 xã ở khu vực miền núi “về đích” NTM, 7 xã đạt NTM nâng cao, 1 xã kiểu mẫu và 25 sản phẩm OCOP, nhưng đến thời điểm hiện tại, nhiều huyện như Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Lang Chánh, Bá Thước không thể hoàn thành kế hoạch.

Nhiều khó khăn trong XDNTM ở khu vực miền núiDiện tích trồng sắn nguyên liệu theo hướng liên kết sản xuất của người dân xã Xuân Cao (Thường Xuân).

Thanh Hóa hiện còn 101 xã chưa đạt chuẩn NTM thì 11 huyện miền núi có tới 95 xã, chiếm 94%; trong đó, huyện Mường Lát không có xã NTM. Nguyên nhân khách quan được đưa ra là khu vực miền núi có địa hình chia cắt, đồi núi nhiều, thiếu đất sản xuất... nên khó phát triển các lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỉ lại từ cả chính quyền địa phương và người dân. Các tiêu chí về hạ tầng, nhất là đầu tư công trình nước sạch đang là khó khăn rất lớn trong XDNTM ở các huyện miền núi nói chung. Những khó khăn đang hiện hữu cho thấy, để tốc độ XDNTM chung của tỉnh được đẩy mạnh thì các huyện miền núi cần phải linh hoạt, chủ động hơn trong phát huy nội lực, thu hút đầu tư, khuyến khích sự chủ động, tích cực tham gia của người dân cùng chung tay thực hiện nhiệm vụ.

Để hoàn thành mục tiêu XDNTM nói chung và mục tiêu XDNTM ở khu vực miền núi nói riêng, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh đã chỉ đạo các huyện rà soát thực trạng để xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể theo bộ tiêu chí mới. Trong đó, chú trọng nghiên cứu, triển khai các quyết định về bộ tiêu chí mới giai đoạn 2024-2025 đã được UBND tỉnh ban hành, làm cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng, mức độ đạt chuẩn các chỉ tiêu, tiêu chí cấp xã, cấp huyện, từ đó xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đảm bảo phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, chỉ đạo các thị trấn thực hiện các nội dung tiêu chí đô thị văn minh. Tăng cường công tác lãnh đạo, thực hiện các tiêu chí xã NTM, phấn đấu mỗi năm, mỗi xã hoàn thành đạt chuẩn từ 3 đến 5 tiêu chí để đến năm 2025 trên địa bàn các huyện không còn xã dưới 15 tiêu chí.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]