Nhà báo mang quân hàm Đại tướng
Một trong những quyết định sáng suốt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh - với tầm cao tư duy về chiến lược quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam là chọn Võ Nguyên Giáp, thầy giáo dạy Sử, làm người phụ trách quân sự của Đảng ta, để rồi sau này, người học trò gần gũi và xuất sắc nhất ấy - “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu
Vị Tướng của Nhân dân, vị Tướng của lòng dân ấy được biết đến là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà văn hóa lớn của Việt Nam trong thế kỉ XX, nhưng ít người biết đến ông còn là báo cách mạng lớn, và hơn thế nữa là nhà báo chính luận kiệt xuất.
Những tờ báo đầu tiên Võ Nguyên Giáp sáng lập và tổ chức.
1. Ông Võ Điện Biên, con trai cả của vị “Đại tướng huyền thoại” đã tâm sự về người cha đáng kính của mình về nhiều chuyện “chưa từng kể”, trong đó có cuộc đời làm báo gần ba phần tư thế kỷ của người được Bác Hồ kính yêu đặt bí danh là “Văn”.
Bài báo đầu tiên của anh “Văn” viết khi ông còn chưa đến tuổi vị thành niên (16 tuổi) - đang là một học trò Quốc học Huế, được các bạn “đồng liêu” gửi đăng lên báo L’An Nam nhan đề “À bas la tyrameau du collège “Quốc học!” - Đả đảo tên bạo chúa ở trường Quốc học! Bài đó tuy không được đăng nhưng theo tác giả - Võ Nguyên Giáp - “Đây là bài báo được viết với tất cả tâm huyết, rất công phu, thật đáng tiếc!”. Bài báo đầu tay của một học trò từ một vùng quê nghèo “chang chang cồn cát” - Quảng Bình - ra học ở Kinh đô Huế của triều Nguyễn được ra đời như vậy!
Bài báo chính thức đầu tiên của vị Đại tướng tương lai được đăng trên tờ “Tiếng dân” - 1929 - với tựa đề “Vũ trụ và tấn hóa (bút danh Hải Anh) khi ông vừa tròn 18 tuổi. Ngay từ buổi ban đầu, Võ Nguyên Giáp đã chọn đối tượng cho các bài báo của mình là những người có trình độ học vấn trung bình trở lên ; ông chuyên sử dụng thể loại văn chính luận với lập luận vững vàng, bố cục chặt chẽ, phân tích rất khoa học, lý giải hết sức sắc bén!
Trong thời kỳ hình thành và phát triển của Mặt trận dân chủ (1936 - 1939), ông tham gia Ban Biên tập của báo Travail. Ông là người viết nhiều bài nhất, như những đòn tấn công quyết liệt vào trận địa của kẻ thù. Sau đó ông là cây bút chủ lực, vừa viết bài, vừa sửa bài trên báo Notre Voix (1939). Chặng đường báo chí trong thời kì này phản ánh rõ bản lĩnh chính trị, trí tuệ siêu việt, tài năng, phẩm chất của một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.
Thời kì đánh Pháp, đuổi Nhật (1941 - 1945), Đại tướng kể lại hồi ức của mình qua bài viết “Từ nhân dân mà ra”; sau đó ông làm chủ bút các báo Nước Nam mới, Quân giải phóng,... Đại tướng viết về những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thời kỳ kháng chiến chống Pháp với hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên”. Hồi ký có kể về trận “quyết chiến, chiến lược” Điện Biên Phủ đã làm nên bản hùng ca “chấn động địa cầu” của dân tộc Việt Nam - “một cột mốc bằng vàng của lịch sử” (Hồ Chí Minh) như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thời đại vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước - Thời đại Hồ Chí Minh!
Trong thời kì chống Mỹ, cứu nước hào hùng, quân và dân ta “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, Võ Nguyên Giáp đã viết rất nhiều bài trên Tạp chí Học tập, Quân đội nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân... với rất nhiều chủ đề . Bài báo để lại ấn tượng sâu sắc và dài nhất của ông “Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng Quân đội Nhân dân” (sau này được in thành sách với 246 trang), được coi như tác phẩm Binh Thư Việt Nam thứ hai trong lịch sử Việt Nam! (Binh thư yếu lược của người mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tôn vinh là Thầy mình - Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn!)
Những trang viết, tiếng nói truyền cảm của “Nhà báo mang quân hàm Đại tướng” - Võ Nguyên Giáp có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi người; đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ, dân quân, du kích dưới quyền Tổng Tư lệnh, làm ông trở thành A nh Bộ đội Cụ Hồ đẹp nhất của dân tộc - vị Đại tướng hội tụ đủ tài, đức, trí, dũng! Những ai đã có dịp nghe Đại tướng nói chuyện, đọc mệnh lệnh chiến đấu - hẳn không thể nào quên nguồn cảm hứng vô tận, sức truyền cảm của giọng nói ấm áp miền Trung -“Quảng Bình quê ta” - mà ông đã khơi dậy ở người nghe; sức thuyết phục của bài viết thể chính luận chặt chẽ, bài nói ân tình sâu nặng của ông và con người Nhân văn, đức độluôn lo vận Nước”, với trí tuệ uyên bác đến tuyệt vời luôn tỏa hào quang từ ông!
2. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một trong số rất ít những nhà lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quân đội Nhân dân nhiều năm được sống, làm việc trực tiếp và gần gũi nhất với Bác Hồ; được sự chỉ bảo, giáo dục tận tình của Người và ông đã tỏ rõ là một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ông viết và nói về con người, sự nghiệp vĩ đại và tiên tri hiếm thấy của người Thầy - Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân Văn hoá lớn của nhân loại bằng phân tích lý luận kết hợp với diễn giải những hoạt động thực tiễn hết sức phong phú, chứa chan tình cảm, nên có sức lôi cuốn đặc biệt đối với người đọc, người nghe.
Một điều rất đáng khâm phục nữa ở Võ Nguyên Giáp, đó là ông đã sớm nhận ra Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông chủ biên cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (1977) và ba bài viết đăng trên tạp chí Cộng sản (1996) với chủ đề xung quanh tư tưởng Hồ Chí Minh để làm rõ tư tưởng sáng tạo của Người. Ông khẳng định: “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn sống mãi và mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam”. Điều khẳng định của ông cách đây gần nửa thế kỷ đã được thực tiễn Việt Nam chứng minh vô cùng sinh động và trở thành một chân lý thời đại Hồ Chí Minh!
3. Là một trí thức cách mạng, ham học, biết rộng và sâu; sau này ông lại là một nhà cầm quân lỗi lạc để rồi trở thành “một con người sẽ là một trong những người hiếm hoi đã làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử”; một trong những “vị Tướng vĩ đại nhất mọi thời đại của nhân loại”! Nhưng hơn hết tất cả những điều đó, ông có một tâm hồn thấm đẫm chất Nhân văn của một người làm Tướng. Những bài báo của Nhà báo Võ Nguyên Giáp luôn mang một hàm lượng trí tuệ với tầm cao tư duy đặc biệt lớn làm ông thực sự trở thành một Nhà báo Chính luận vĩ đại! Những bài báo của ông góp phần phát huy truyền thống cách mạng, rèn luyện đội ngũ cách mạng. Đây là một kho tàng văn hoá rất lớn về tinh thần, chính trị, quân sự và quý báu cần giữ gìn, khai thác, phát huy cho ngày nay và các thế hệ mai sau; là một nguồn tự hào của nhân dân ta đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân loại.
Dân tộc ta, nhân dân ta biết đến ông với những “Võ công truyền quốc sử/ Nhân đức quán nhân tâm”; lại được biết đến ông với những đóng góp to lớn cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Võ Nguyên Giáp mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta trong thời đại vẻ vang, rực rỡ nhất của lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước - Thời đại Hồ Chí Minh vinh quang!.
Thạc sĩ Võ Quốc Hiển (CTV)
Tài liệu tham khảo :
Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp trong mối quan hệ đặc biệt của lịch sử. Báo Hà Nội mới - 2/9/2015 - Hồng Lam.
Nhà báo mang quân hàm Đại tướng - Võ Quốc Hiển. Báo Quân đội Nhân dân - 21/6/2010.
Anh Bộ đội Cụ Hồ đẹp nhất – Võ Quốc Hiển, Báo Quân đội nhân dân – 13/10/2013.
Câu đối của GS Vũ Khiêu mừng Thọ Đại tướng.
Chuyện trò với anh Võ Điện Biên - Con trai cả của Đại tướng.
Bài thơ: Mẹ Suốt – Tố Hữu
Bài hát: Quảng Bình quê ta ơi – Hoàng Vân.
{name} - {time}
-
2024-12-12 10:56:00
Bảo đảm việc giải quyết các kiến nghị của cử tri được trả lời kịp thời, thực chất, hiệu quả, đồng bộ thống nhất từ tỉnh đến cơ sở
-
2024-12-12 10:00:00
Nhiều kiến nghị trên lĩnh vực quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, đô thị được giải quyết
-
2024-06-20 11:29:00
Bảo đảm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc, chủ động, nhân văn, chu đáo, thân thiện
Đoàn công tác của Công an tỉnh thăm, chúc mừng Báo Thanh Hóa
Giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Biểu dương con đoàn viên, người lao động đạt thành tích cao trong học tập, năm học 2023-2024
Những hình ảnh ấn tượng đầu tiên của Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm Việt Nam
Giải báo chí Trần Mai Ninh năm 2023: Thành công và kỳ vọng
Định vị thương hiệu trong dòng chảy của báo chí hiện đại
Thách thức và cơ hội của báo chí trong kỷ nguyên số
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 20/6/2024
Hôm nay, Quốc hội bàn thảo về quy hoạch Thủ đô và nhiều dự án luật quan trọng