(Baothanhhoa.vn) - Do những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ngày càng khó lường, không tuân theo quy luật. Tỉnh Thanh Hóa đã và đang chủ động, tích cực huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ người dân và các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai trên địa bàn.

Nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai

Do những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ngày càng khó lường, không tuân theo quy luật. Tỉnh Thanh Hóa đã và đang chủ động, tích cực huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ người dân và các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai trên địa bàn.

Nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên taiHồ Đèn (xã Điền Hạ, huyện Bá Thước) đã tích trữ đủ nước theo thiết kế phục vụ tưới cho cây trồng.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1864 ngày 31/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa năm 2023, Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh đã triển khai đến các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức thu, nộp và đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2023 theo đúng quy định. Theo thống kê, từ đầu năm 2023 đến hết ngày 30/11/2023 số tiền thu, nộp về tài khoản của Ban Quản lý Quỹ được 21,5 tỷ đồng.

Qua tổng hợp, theo dõi, hiện nay các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục tổ chức thực hiện thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa năm 2023 theo quy định. Tuy nhiên thực tế công tác thu, nộp quỹ trên địa bàn tỉnh đến nay còn chậm và chưa đạt kế hoạch giao. Nguyên nhân chủ yếu là do một số đơn vị, tổ chức và cá nhân nhận thức chưa đúng và chưa đầy đủ các quy định về đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai. Để đảm bảo công bằng, hiệu quả, thực hiện đúng quy định trong việc thu, nộp và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh, thời gian tới đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa về ý thức, trách nhiệm trong việc hoàn thành nghĩa vụ đóng góp quỹ bảo đảm thời gian, thực hiện đúng kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên taiXử lý khẩn cấp sạt lở đê tả sông Mã tại xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa).

Nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đóng góp của Quỹ phòng, chống thiên tai trong công tác hỗ trợ phòng, chống thiên tai, góp phần thực hiện tốt quy định của quỹ, Ban Quản lý Quỹ đã phối hợp với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh xây dựng và đăng tải nhiều tin bài, phóng sự truyền thông về Quỹ phòng, chống thiên tai; về công tác triển khai thực hiện kế hoạch thu, nộp quỹ; công tác tuyên truyền được triển khai tại 27 huyện, thị xã, thành phố đã cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến các tầng lớp Nhân dân.

Năm 2023, từ nguồn thu của Quỹ phòng, chống thiên tai được giữ lại tại cấp huyện, nhiều công trình trên địa bàn các địa phương như: Hoằng Hóa, Nga Sơn... đã được sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và chủ động phòng, chống thiên tai. Ngoài những công trình được tu sửa, khắc phục tại các địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai cũng đã hỗ trợ số tiền 110 triệu đồng để duy trì hoạt động của 5 điểm đo thủy văn thuộc Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa quản lý theo Quyết định số 1835 ngày 30/5/2023 của UBND tỉnh, nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả quan trắc, đo đạc, thu nhập số liệu khí tượng thủy văn, phục vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023 và những năm tiếp theo.

Thực tế hiện nay, Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai đã bổ sung thêm nguồn kinh phí quan trọng cho tỉnh, tạo nguồn lực tại chỗ góp phần cùng với ngân sách Nhà nước, hỗ trợ kịp thời cho các địa phương chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong bối cảnh thiên tai ngày càng cực đoan, diễn biến khó lường. Vì vậy, chủ động đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đã hỗ trợ tích cực cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả và nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Việc đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai không chỉ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, nhằm gia tăng nguồn lực xã hội hóa, cùng với nguồn lực của ngân sách Nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, mà còn thể hiện ý thức cộng đồng chung tay, góp sức, góp tiền của để phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, sự chung tay của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội là điều kiện tiên quyết, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu nộp và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo nguồn kinh phí để Quỹ phòng, chống thiên tai duy trì hoạt động hiệu quả, tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò là nguồn lực xã hội hóa quan trọng trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]