Thạch Long thực hiện nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân
Với mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, xã Thạch Long (Thạch Thành) đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; khuyến khích người dân tích tụ đất đai, đưa giống cây trồng mới vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, đa dạng các loại hình thương mại, dịch vụ. Nhờ đó, đời sống của Nhân dân ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.
Mô hình trồng cây ăn quả ở xã Thạch Long.
Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương, xã đã khuyến khích người dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đưa những cây, con giống mới vào sản xuất, tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Trong chăn nuôi, các tổ chức đoàn thể thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, triển khai tiêm phòng theo đúng kế hoạch đề ra. Nhờ đó, đàn gia súc, gia cầm của xã luôn ổn định, tổng lượng thực phẩm năm 2023 ước đạt 430 tấn. Trong lĩnh vực trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng năm 2023 của xã đạt 1.045 ha. Trong đó, tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn diện tích 200 ha với các loại giống chủ lực như: Q5, Thái xuyên 111, TBR 225. Đồng thời, xã cũng tích cực chỉ đạo phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hoa, nuôi ong mật; khuyến khích nông dân đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, giải phóng sức lao động... Trung bình mỗi năm địa phương phối hợp với các đơn vị tổ chức từ 3 đến 5 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật nông nghiệp cho bà con. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế được nâng lên. Xã đã chỉ đạo Nhân dân thực hiện tốt công tác chăm sóc bảo vệ rừng và cây cao su tiểu điền, đến thời điểm hiện tại 217,4 ha rừng trồng trên địa bàn xã đang phát triển tốt.
Song song với phát triển sản xuất nông nghiệp, trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xã Thạch Long đã tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất; tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp, kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa. Các tổ chức chính trị - xã hội ở xã Thạch Long đã đứng ra nhận ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội với dư nợ hơn 22 tỷ đồng và nhận tín chấp với Agribank Thạch Thành hơn 23,2 tỷ đồng cho người dân vay vốn xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả. Qua kiểm tra, hầu hết người dân sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả trong sử dụng vốn vay.
Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của xã Thạch Long đã đạt 59,9 triệu đồng/năm; bình quân lương thực 880 kg/người/năm; toàn xã còn 32 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,45%, 38 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,91%... Từ các chương trình, dự án hỗ trợ kịp thời và hiệu quả, xã Thạch Long đã có những bước tiến vững chắc trong công tác giảm nghèo.
Chủ tịch UBND xã Thạch Long Nguyễn Đình Bằng cho biết: Thời gian tới, xã tiếp tục thực hiện các chương trình trọng điểm trong sản xuất nông, lâm nghiệp; nhân rộng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư, xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học, gắn với bảo vệ môi trường; hướng dẫn các hộ xây dựng vườn mẫu, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; khuyến khích các chủ thể có sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định tham gia đăng ký sản phẩm OCOP để tăng giá trị sản phẩm đặc sản địa phương nâng cao thu nhập hơn nữa cho người dân. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, triển khai thêm các giải pháp giảm nghèo bền vững, sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ Nhân dân phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương, qua đó phát huy nội lực, từng bước đưa địa phương vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
Bài và ảnh: Lương Khánh
{name} - {time}
-
2024-11-22 07:52:00
Đồng Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2023-12-11 22:57:00
Hiện đại hóa ngành chăn nuôi - những vấn đề đặt ra (Bài 2): Sự trợ lực kịp thời gỡ khó cho ngành chăn nuôi
Du xuân Hàn Quốc và Indonesia dễ dàng với 2 đường bay Vietjet vừa khai trương
Chú trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản
Trên những cánh đồng sản xuất rau vụ đông
Hiện đại hóa ngành chăn nuôi - những vấn đề đặt ra (Bài 1): Ngành chăn nuôi Thanh Hóa - thuận lợi và khó khăn đan xen
Kinh tế năm: Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá
Lasuco ra mắt “thức uống” sữa trái cây Lavina bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ
Phát triển kinh tế số tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng
Giải bài toán ngân hàng “thừa” tiền nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp yếu
Doanh nghiệp Trung Quốc khảo sát, đánh giá năng lực sản xuất sản phẩm từ tổ yến tại Thanh Hóa