Người chăn nuôi chuẩn bị các điều kiện để tái đàn
Sau Tết Nguyên đán, các chủ trang trại chăn nuôi đã bắt đầu tái đàn để duy trì sản xuất, bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thời tiết chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp. Vì vậy, người chăn nuôi cần thận trọng trong việc tái đàn và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Người chăn nuôi xã Yên Phú (Yên Định) thực hiện nuôi cách ly 2 tuần trước khi cho gia cầm nhập đàn.
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tổng đàn gia súc, gia cầm đạt trên 27,4 triệu con; sản lượng thịt hơi các loại đạt 300 nghìn tấn và sản lượng trứng đạt 310 triệu quả... Tuy nhiên, ngành nông nghiệp dự báo đây sẽ là năm có nhiều khó khăn do giá thức ăn và chi phí sản xuất vẫn đang ở mức cao, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là nguy cơ lây lan dịch bệnh Tả lợn châu Phi... Do vậy, để đạt mục tiêu này, trước khi thực hiện tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin về dự báo và diễn biến thị trường để đầu tư số lượng đàn sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất; nhất là, chú trọng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi.
Ông Vũ Đức Bảy, xã Thọ Bình (Triệu Sơn), cho biết: "Ngay sau khi xuất bán lợn để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, gia đình tôi đã tiến hành vệ sinh tiêu độc, khử trùng, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng trại chăn nuôi. Bên cạnh đó, chuẩn bị con giống từ các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y; con nuôi mới phải cách ly ở khu vực riêng từ 15 đến 20 ngày trước khi nhập đàn, tiêm vắc-xin phòng bệnh và hạn chế người lạ vào khu vực chăn nuôi tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào”. Cũng theo ông Bảy, trước dự báo của ngành chăn nuôi về tình hình dịch bệnh, chi phí sản xuất cao... để tránh rủi ro, ông sẽ không tăng số lượng con nuôi mà chỉ nuôi cầm chừng, sau đó nếu thấy ổn định mới nhập thêm con giống để tăng đàn; đồng thời sẽ vẫn áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để hạn chế rủi ro khi có dịch bệnh xảy ra.
Việc tái đàn thường được tập trung khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 - là thời điểm giao mùa, đây cũng là thời điểm dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh nên ngoài việc nhanh chóng ổn định, khôi phục đàn vật nuôi thì cần tăng cường phòng, chống dịch bệnh với các biện pháp như: Khơi thông cống rãnh, tránh để ẩm ướt; toàn bộ nền chuồng, tường phải sử dụng vòi tăng áp bơm nước rửa sạch, vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi... Bên cạnh đó, cung cấp thức ăn, nước uống sạch, khẩu phần ăn bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng. Đối với gia cầm, cần thực hiện nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi bệnh trước khi cho nhập đàn; sử dụng bóng điện, bổ sung chất độn chuồng để giữ ấm cho con nuôi. Đồng thời, cần áp dụng chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học để hạn chế dịch bệnh.
Trước tình hình thực tế của ngành chăn nuôi, trước khi thực hiện tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi, người chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin về dự báo và diễn biến thị trường, về lượng cung cầu, nơi tiêu thụ sản phẩm để đầu tư số lượng đàn sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế; không tái đàn ồ ạt. Về con giống, trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân nên duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm nguồn con giống có chất lượng; đối với những cơ sở, hộ chăn nuôi nhập con giống bên ngoài, cần tìm hiểu các cơ sở có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Hiện nay, thời tiết bất thường là điều kiện để dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát triển, người chăn nuôi nên chú trọng thực hiện các biện pháp như cải tạo chuồng trại thông thoáng, tránh gió lùa, mưa dột; sử dụng vôi bột, hoặc các loại hóa chất sát trùng để phun, khử trùng chuồng trại... Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố cũng cần tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi tiêm phòng vắc-xin; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh học... Đi đôi với đó, trong quá trình chăn nuôi, người dân phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn vật nuôi, khi thấy những hiện tượng bất thường, như: sốt cao, bỏ ăn, ho, khó thở... phải nhanh chóng nuôi nhốt cách ly để kiểm tra, theo dõi, điều trị; đồng thời, báo cho cán bộ thú y để được hướng dẫn biện pháp phòng, trị bệnh thích hợp. Các địa phương cần tích cực phối hợp với các đơn vị chuyên môn giám sát thực tế đối với số lượng con nuôi được tái đàn, tiếp nhận hồ sơ kê khai tái đàn của các hộ chăn nuôi, kiên quyết không thực hiện tái đàn đối với những hộ chăn nuôi không đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
9 giờ trước
Thủy điện Trung Sơn phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch sản xuất năm 2025
-
9 giờ trước
2,1 triệu phiên livestream bán hàng Tết
-
07:49 24/02/2024
Như Thanh bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh, lễ hội
Quy hoạch phát triển đô thị ở huyện Hoằng Hóa - những nền tảng vững chắc
Agribank Nam Thanh Hóa tổ chức Tết trồng cây 2024
Agribank Bắc Thanh Hóa phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng số hiện đại, tiện ích
Bản tin tài chính ngày 23/2/2024: Vàng tăng giá, còn nhiều động lực để tăng cao
Đưa dịch vụ điện lực chuyên nghiệp, chất lượng đến với khách hàng Thanh Hóa
Việt Nam - Một trong năm con rồng nhỏ châu Á đang chuẩn bị cất cánh
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3/2024
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, DNNN
Giảm hơn 300 đồng, giá xăng RON95-III về ngưỡng 23.600 đồng/lít
Địa phương
Thời tiết
- 18°C - 24°CNhiều mây, không mưa
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa