Nghị quyết 11 “tiếp sức” cho người dân khôi phục kinh tế
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP (NQ 11) của Chính phủ về chương trình tín dụng chính sách ưu đãi cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đã giúp các đối tượng chính sách, nhất là người lao động, người nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống của người dân. Đây chính là động lực quan trọng để người dân phục hồi phát triển kinh tế.
Gia đình anh Nguyễn Văn Phương ở xã Yên Trung (Yên Định) được vay vốn chính sách đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất kẹo lạc cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ số tiền 500 triệu đồng vay được từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Triệu Sơn, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hà ở xã Thọ Tân có cơ hội xây dựng ngôi nhà khang trang hơn để ở. Được biết, ngôi nhà trước đây của gia đình đã xuống cấp, nhưng đồng lương công chức chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, việc xây một ngôi nhà để ở là mơ ước chưa thực hiện được từ nhiều năm nay của gia đình chị.
Chị Hà cho biết: “Trước đây tôi sống chung với bố mẹ chồng, nhà cũ xây nhiều năm đã xuống cấp. Nay được ông bà cho đất ra ở riêng, được NHCSXH tạo điều kiện cho vay vốn, gia đình tôi không những có nhà mới để ở mà còn không phải áp lực chuyện trả lãi ngân hàng. Bởi, với lãi suất 4,8%/năm và thời hạn vay từ 15 - 25 năm là sự hỗ trợ, tiếp sức rất lớn với gia đình tôi, mỗi tháng số tiền phải trả rất phù hợp với mức thu nhập của gia đình”.
Tương tự, với đình anh Nguyễn Văn Phương ở xã Yên Trung (Yên Định), nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH chính là sự “tiếp sức” quan trọng để anh tiếp tục duy trì, phát triển cơ sở sản xuất bán kẹo truyền thống của gia đình. Được biết, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên cơ sở sản xuất bánh kẹo của gia đình anh gặp nhiều khó khăn. Vừa được giải ngân 100 triệu đồng nguồn vốn giải quyết việc làm theo NQ 11, anh Phương đầu tư mua sắm thêm máy móc, tập trung khôi phục lại sản xuất, chuẩn bị bánh kẹo phục vụ nhu cầu thị trường tết. Cũng như anh Phương, đến nay đã có hơn 300 khách hàng trên địa bàn huyện Yên Định đang được vay vốn giải quyết việc làm theo NQ 11 với dư nợ hơn 30 tỷ đồng. Nguồn vốn đã thể hiện được sự quan tâm, đồng hành của Đảng, Nhà nước đối với người dân.
Theo NQ 11, người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19; doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế được vay vốn giải quyết việc làm từ NHCSXH. Để người dân được tiếp cận với nguồn vốn thuận lợi, NHCSXH Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, rà soát đối tượng, xác định nhu cầu vốn vay, giải ngân nguồn vốn kịp thời, đúng đối tượng.
Cơ sở làm nghề chiếu cói ở xã Nga Liên (Nga Sơn) được vay vốn chương trình giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Khánh Phương
Đặc biệt, ngay sau khi Chính phủ có NQ số 181 ngày 2/11/2023 về điều chỉnh, bổ sung thêm nguồn vốn chính sách cho vay hỗ trợ việc làm, phòng giao dịch NHCSXH các địa phương trên toàn tỉnh đã khẩn trương giải ngân nguồn vốn, giúp các hộ nghèo, đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn, nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế. Theo quy định, mức vay tối đa chương trình giải quyết việc làm cho người lao động là 100 triệu đồng. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm. Với lãi suất ưu đãi bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèo, chương trình được triển khai là điều kiện thuận lợi giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, phục hồi phát triển kinh tế.
Các chương trình tín dụng chính sách theo NQ 11 đã mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành điểm tựa giúp người dân tạo sinh kế, củng cố, phát triển sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Thời gian tới, NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tốt NQ 11, tăng cường rà soát đối tượng vay vốn; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng để kịp thời hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách cho vay theo NQ 11 để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận chính sách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-12-15 13:23:00
Quả ngọt trên cát bỏng
-
2024-12-15 13:01:00
Các huyện miền núi tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi
-
2023-12-27 12:39:00
Agribank Nam Thanh Hóa phát triển các dịch vụ ngân hàng số
“Hô biến” đồi bưởi thành trại cam trăm tỉ
Kết nối hội viên, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Dấu ấn trong giải phóng mặt bằng tại Lang Chánh
Người kỹ sư mong muốn nâng tầm nông sản Việt
Sản phẩm công nghiệp xứ Thanh tiếp tục “định vị” trên thị trường quốc tế
Còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 294 của HĐND tỉnh
Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn
Sức bật từ hạ tầng giao thông nông thôn
Ai sẽ là người đặt tên cho “Siêu Dự án”?