(Baothanhhoa.vn) - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp, HTX và nông dân ở các địa phương trong tỉnh đang tích cực ứng dụng đưa các sản phẩm nông nghiệp an toàn lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội để mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 3): Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp, HTX và nông dân ở các địa phương trong tỉnh đang tích cực ứng dụng đưa các sản phẩm nông nghiệp an toàn lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội để mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 3): Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp

Các TikToker tổ chức phiên livestream bán hàng và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hợi

Bên cạnh hình thức quảng bá, mua bán truyền thống, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến Sào Xứ Thanh (Hậu Lộc) đã tích cực quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm của mình qua các sàn TMĐT và các nền tảng mạng xã hội. Công ty đã xây dựng kênh phân phối online với các nền tảng TMĐT như: postmart, shopee và facebook, zalo... Qua đó, góp phần đưa sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, sản phẩm của công ty đã được bày bán tại Siêu thị Co.opmart, 30 siêu thị mini, cửa hàng với 6 nhà phân phối. Hiện công ty đang tiếp tục thương lượng hợp đồng với các siêu thị như Go!, Win Mart và một số đối tác đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm xuất khẩu sản phẩm chế biến từ tổ yến.

Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến Sào Xứ Thanh Nguyễn Văn Tú, cho biết: "Doanh nghiệp cũng ý thức được tầm quan trọng của việc quảng bá, phân phối sản phẩm qua các sàn TMĐT và mạng xã hội thuận lợi hơn so với tiêu thụ truyền thống và tiếp cận nhiều khách hàng mới. Cùng với đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin cho người tiêu dùng, công ty đã xây dựng, bảo vệ thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu cho các dòng sản phẩm Yến Thanh. Hiện công ty đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để xuất khẩu thêm các dòng sản phẩm khác như: Yến sào tinh chế, bánh trung thu yến sào, nước đông trùng hạ thảo nhãn hiệu Đông Dược Vương... vào các nước có đông kiều bào Việt Nam sinh sống”.

Được tập huấn về bán hàng trên nền tảng TikTok và TikTok Shop, HTX chế biến thủy sản Hải Bình (thị xã Nghi Sơn) đã ứng dụng xây kênh và các nội dung bán hàng. Đồng thời, phối hợp với các TikToker tổ chức các phiên livestream bán hàng và quảng bá các sản phẩm nước mắm trên nền tảng mạng xã hội. Giám đốc HTX Nguyễn Thế Hoàng, cho biết: "Trung bình mỗi năm, HTX sản xuất và cung ứng ra thị trường từ 50.000 - 60.000 lít nước mắm các loại. Sản phẩm nước mắm của HTX không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp thông qua các đại lý các tỉnh phía Bắc và TP Hà Nội... Việc bán hàng thông qua livestream đã giúp sản phẩm của HTX được nhiều người biết đến. Thời gian đầu, hiệu ứng lan tỏa chưa cao, nhưng sau đó nhiều người biết tới thương hiệu nước mắm cốt cá cơm Vị Thanh được nhiều người chốt đơn. Doanh số bán hàng của HTX tăng đáng kể về số lượng nhờ tham gia qua kênh bán hàng online".

Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 3): Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm chế biến từ tổ yến của Công ty TNHH Yến Sào Xứ Thanh (Hậu Lộc).

Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân về kỹ năng đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn TMĐT. Đến tháng 10/2024, toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn TMĐT: Voso.vn, posmart.vn, lazada, shopee, tiki... với hơn 1.050 sản phẩm các loại. Thông qua việc đưa các sản phẩm lên sàn TMĐT đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh và giúp các doanh nghiệp, HTX tăng doanh số bán hàng bình quân từ 15 - 20%/năm.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm toàn tỉnh sản xuất đạt 1,57 triệu tấn lương thực; 688.800 tấn rau đậu các loại; 350.000 tấn quả; 986.000 tấn mía đường; 181.041 tấn ngô; 310.000 tấn thịt hơi; 310 triệu quả trứng gia cầm; 54.000 tấn sữa bò; sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng 214.500 tấn hải sản... Để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp người dân, doanh nghiệp, HTX sản xuất đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số, mạng xã hội quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Bà Lê Thị Huyền Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Thanh Hóa, cho biết: "Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các chương trình, hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại do các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản chú trọng công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin, website, fanpage và các sàn TMĐT để nhiều người dân biết, dễ dàng tiếp cận, sử dụng và tìm kiếm sản phẩm, mua hàng...".

Lê Hợi

Bài 4: Mở rộng “cánh cửa” xuất khẩu nông sản xứ Thanh

Tin liên quan:
  • Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 3): Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp
    Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 2): Phát triển hệ thống kinh doanh, ...

    Được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, có những tiểu vùng khí hậu, địa hình khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, tỉnh Thanh Hóa có nhiều dư địa để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, giá trị gia tăng cao. Hằng năm, tổng sản lượng nông sản thực phẩm tương đối lớn, do đó, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là một trong những giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

  • Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 3): Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp
    Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 1): Phát triển nông nghiệp chủ lực ứng ...

    Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11/1/2019 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 13-NQ/TU). Theo đó, ngành nông nghiệp đã và đang cùng với các địa phương tích cực thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]