Nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm
Thực hiện Kế hoạch số 58/KH-UBND của UBND tỉnh về việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm (KDTP) đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022–2025, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành, duy trì và nâng cao các tiêu chí về ATTP, trong đó chú trọng xây dựng chợ ATTP.
Chợ Điện Biên (TP Thanh Hóa) bảo đảm các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm.
Theo đó, Sở Công Thương đã ban hành văn bản để đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của từng địa phương trong quá trình thực hiện công tác duy trì, xây dựng chợ KDTP và cửa hàng KDTP an toàn. Đồng thời, bố trí đoàn công tác làm việc tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố, trực tiếp khảo sát thực tế tại các chợ địa bàn tỉnh để kiểm tra, hướng dẫn công tác xây dựng, duy trì các tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia về chợ KDTP do Bộ Công Thương xây dựng. Bên cạnh đó, sở cũng đã thành lập các tổ thẩm định để tiến hành thẩm định, đánh giá các tiêu chí chợ KDTP đối với chợ tạm và các chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn tỉnh. Cùng với ngành công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp quản lý, kinh doanh khai thác chợ thực hiện quy trình công tác xây dựng và duy trì tốt chợ KDTP. Đặc biệt, những chỉ tiêu về xây dựng chợ KDTP đều được các địa phương đưa vào làm một trong những mục tiêu, kế hoạch để phát triển kinh tế, xã hội.
Nhờ sự vào cuộc tích cực của ngành công thương và thực hiện có hiệu quả các giải pháp của các địa phương về công tác duy trì, nâng cao tiêu chí, các chợ KDTP trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 366/388 chợ đạt tiêu chuẩn chợ KDTP, đạt 90%. Trong đó, có 250 chợ hoàn thành công bố hợp chuẩn chợ KDTP theo tiêu chuẩn quốc gia và đã có 15/17 chợ được đánh giá và công nhận chợ KDTP đối với chợ tạm, đạt 53% kế hoạch.
Theo đánh giá của Sở Công Thương, hầu hết các chợ đạt tiêu chí chợ KDTP đều đã đảm bảo tốt các yêu cầu từ cơ sở vật chất đến việc giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực KDTP. Theo đó, một số yêu cầu chung đối với các cơ sở KDTP tại chợ đó là: thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm và lối đi xung quanh quầy hàng; có đủ trang thiết bị bảo đảm an toàn và được vệ sinh sạch sẽ phục vụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù sản phẩm kinh doanh; không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc không rõ xuất xứ... Đặc biệt, sản phẩm phải bảo đảm xuất xứ rõ ràng; có sổ sách ghi chép hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm. Tại các chợ, tổ quản lý giám sát ATTP cũng được thành lập để thực hiện theo một số quy định như ký cam kết ATTP, khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về ATTP. Nhiều chợ đã và đang thực hiện tốt công tác duy trì các tiêu chí chợ KDTP như: chợ Tân An - Tân Bình (TP Thanh Hóa); chợ Thông, chợ Đông Lý và chợ Đòn thuộc thị xã Nghi Sơn, chợ Vĩnh (Hoằng Hóa), chợ Ngọc Liên, chợ Đồng Thịnh và chợ Phúc Thịnh (Ngọc Lặc), chợ Cẩm Yên (Cẩm Thủy), chợ thị trấn Quảng Xương (Quảng Xương)...
Công tác triển khai xây dựng chợ KDTP tuy đã có sự quan tâm chỉ đạo, có kế hoạch và lộ trình nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu, tiến độ còn chậm so với kế hoạch đặt ra. Tại một số chợ đã được công bố hợp chuẩn chợ KDTP vẫn có tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, công tác vệ sinh trong chợ không được chú trọng, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và hoạt động của tổ giám sát ATTP trong chợ đôi khi không được duy trì ổn định và có hiệu quả. Tại một số địa phương vẫn còn tình trạng chợ hoạt động ngoài quy hoạch, phát sinh các tụ điểm kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường gây ách tắc giao thông, mất mỹ quan; gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh ATTP.
Để duy trì, nâng cao tiêu chí chợ KDTP bền vững, Sở Công Thương sẽ tiếp tục giám sát việc duy trì các tiêu chí chợ KDTP đối với các chợ đã được đánh giá, công nhận chợ KDTP. Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn các địa phương có chợ đang hoạt động nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh và đại diện ban quản lý và tổ giám sát ATTP tại chợ về công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí chợ KDTP. Đồng thời chỉ đạo quyết liệt UBND các xã, thị trấn, các ban quản lý chợ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở tổ giám sát ATTP phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát vệ sinh ATTP trong chợ. Ngoài trách nhiệm của đơn vị quản lý còn rất cần sự hợp tác của chính các tiểu thương trong chợ, có như vậy, việc xây dựng chợ KDTP mới đạt hiệu quả thực chất, góp phần phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại và bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2025-01-15 16:22:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2025-01-15 15:36:00
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2024-03-16 10:01:00
Phát triển sản phẩm nông nghiệp tiềm năng, lợi thế
Thanh Hoá tham gia gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc
Hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hoá gặp mặt, giao lưu doanh nhân
Lan tỏa thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng
Vinhomes ra mắt Vinhomes Royal Island – “Thành phố Đảo Hoàng Gia” đẳng cấp bậc nhất châu lục
Đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp
Điển hình phát triển nhà lưới sản xuất nông nghiệp
Bộ Tài chính đề nghị tính toán lại các phương án tăng lương hưu, trợ cấp
Nhân rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ