Nâng cao năng lực xử lý tình huống của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong thực thi công vụ
Để một địa phương thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giữ vai trò quyết định.
Cán bộ, công chức bộ phận một cửa phường Đông Hải hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính. (Ảnh tư liệu)
Có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng, quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của người dân tại địa phương. Do đó, sự ảnh hưởng, uy tín, vị thế, phẩm chất, năng lực của độ ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần quan trọng trong quá trình tác động, ảnh hưởng đến quần chúng Nhân dân.
Thực tế hiện nay cho thấy, đa phần đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đã và đang làm tốt vai trò tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
Để có được kết quả đó, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận cán bộ công chức cấp xã hạn chế về năng lực thực thi nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức lối sống chưa nêu gương. Đặc biệt, năng lực xử lý tình huống trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế, từ đó, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng Nhân dân.
Hiểu một cách khái quát, tình huống là những sự kiện biến cố không bình thường, có vấn đề, xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, đòi hỏi chủ thể phải giải quyết bằng những giải pháp đặc biệt. Trong hoạt động thực tế, tình huống có thể nảy sinh bất cứ lúc nào, nguyên nhân có thể là do bản thân người cán bộ, công chức cấp xã không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực, phẩm chất; hoặc do điều kiện làm việc quá khó khăn, thiếu thốn dẫn đến cán bộ, công chức cấp xã chưa kịp nắm bắt thông tin, dư luận xã hội; hoặc do các yếu tố khách quan khác, do đó tạo nên tình trạng bức xúc trong Nhân dân, hình thành những xung đột vì lợi ích giữa Nhà nước và Nhân dân; khiếu kiện vượt cấp kéo dài; ảnh hưởng đến đời sống chính trị - xã hội trên địa bàn.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã chỉ ra hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm đó là “... một số cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa chủ động, thiếu sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ; năng lực dự báo và khả năng khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở ngành, địa phương, đơn vị còn hạn chế; có tình trạng né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong tham mưu, tổ chức thực hiện, phối hợp giải quyết công việc, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai một số nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; ... dẫn đến phát sinh một số vấn đề; còn để xảy ra các vụ việc nổi cộm trong Nhân dân...” |
Để khắc phục tình trạng trên, việc nâng cao năng lực, vị thế, vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đối với quần chúng Nhân dân là hết sức quan trọng. Do đó, yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng năng lực nói chung, năng lực xử lý trong thực thi công vụ nói riêng.
Đồng thời, mỗi cán bộ cần có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống chuẩn mực, nói đi đôi với làm; gương mẫu trong thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương; có năng lực tuyên truyền thuyết phục; năng lực thu thập xử lý thông tin; năng lực dự báo để nắm bắt tình hình, giải quyết mâu thuẫn trong Nhân dân, tạo sự tin tưởng vào đội ngũ cán bộ công chức “dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
Từ đó, quần chúng Nhân dân chia sẻ, trao đổi, báo cáo với cán bộ công chức khi xảy ra sự việc, vấn đề nào đó nhằm giải tỏa những mâu thuẫn có khả năng trở thành xung đột, góp phần tạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị, sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong Nhân dân, tăng cường khối đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đánh tan các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết các cấp.
Nguyễn Thị Hạnh
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
{name} - {time}
-
2024-12-04 11:30:00
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thi hành án dân sự
-
2024-12-04 09:28:00
Chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm
-
2024-12-03 10:18:00
Dân vận khéo để giữ yên biên giới
Ánh sáng của Đảng về nơi bản xa (Bài cuối): Sức sống mới ở vùng đồng bào Mông
Như Xuân nỗ lực cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh
Quan Sơn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên giáo cấp xã
Ánh sáng của Đảng về nơi bản xa (Bài 2): “Hạt giống đỏ” nảy mầm trên vùng đất khó
Như Thanh phát huy vai trò bí thư chi bộ thôn, khu phố
Điểm sáng trong cải cách hành chính của tỉnh
Quan tâm phát triển nguồn lực trẻ cho Đảng
Ánh sáng của Đảng về nơi bản xa (Bài 1): Tiếng Đảng, lòng dân đồng thuận
Thọ Xuân phát huy vai trò “cầu nối” của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên