Nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị trong các HTX
Khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần tạo sự thay đổi diện mạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Trong đó, đáng ghi nhận chính là đóng góp quan trọng của các HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với hình thành các chuỗi giá trị bền vững trong nông nghiệp.
HTX nông - lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) đã xây dựng được chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè. Ảnh: Lê Hòa
Toàn tỉnh hiện có 1.329 HTX, trong đó có 835 HTX nông nghiệp. Các HTX cung ứng cho thành viên và Nhân dân ít nhất là 3 dịch vụ (nguyên vật liệu đầu vào, tưới tiêu, khuyến nông) và nhiều nhất với 16 dịch vụ (giống, nguyên liệu, tưới tiêu, khai thác cơ sở hạ tầng, làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...). Doanh thu của các HTX từ cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thành viên chiếm gần 70% tổng doanh thu của HTX; lợi nhuận bình quân của các HTX nông nghiệp đạt 276 triệu đồng/HTX/năm, thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX nông nghiệp đạt 51 triệu đồng/người/năm. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều HTX có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm thông qua các mối liên kết giữa HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp.
Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 60km, xã Bình Sơn (Triệu Sơn) được xem là vùng sản xuất chè lớn nhất của tỉnh. Từ nguồn nguyên liệu chè và kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống lâu năm, HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn đã kết hợp phương pháp truyền thống và khoa học - kỹ thuật hiện đại để tạo nên các dòng sản phẩm chè an toàn chất lượng cao với hương vị đặc biệt được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, HTX đã có 4 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm từ cây chè, góp phần khẳng định giá trị, chất lượng của chè Bình Sơn trên thị trường. Nhờ đó, doanh thu của HTX đạt khoảng 2,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo của địa phương.
Diện tích sản xuất rau củ, quả an toàn theo chuỗi giá trị của HTX dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh (Thường Xuân).
Hay tại HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thọ Thanh (Thường Xuân), bên cạnh thu hút ngày càng nhiều xã viên, HTX còn phát triển được hơn 10.000m2 nhà màng nhà lưới trồng dưa vàng Kim Hoàng hậu, các loại rau, củ, quả an toàn... tạo được việc làm ổn định cho thành viên và người lao động. Giám đốc HTX Lê Văn Thượng cho biết: Sau khi đổi mới hoạt động, bên cạnh các khâu dịch vụ công, HTX đã tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất của thành viên HTX để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Hiện nay, hàng chục thành viên trong HTX đã có thể chủ động phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng và duy trì được chuỗi giá trị trong sản xuất. Theo đó, toàn HTX cung ứng khoảng 20 tấn rau, củ, quả an toàn/tháng cho thị trường thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, toàn tỉnh đã hình thành được hơn 1.800 chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu ổn định, một số HTX năng lực nội tại còn yếu, chưa tiếp cận được vốn vay của các tổ chức tín dụng; sự liên kết, hợp tác giữa các HTX với nhau và với doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều HTX quy mô nhỏ, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Một số HTX nông nghiệp còn thụ động, phụ thuộc vào nguồn kinh phí hỗ trợ, chậm tái cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Việc hỗ trợ các HTX tìm kiếm thị trường, tiếp cận các nguồn vốn, giới thiệu đối tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm còn lúng túng và chưa hiệu quả...
Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lê Hồng Hải cho biết: Để nâng cao hiệu quả của các chuỗi giá trị trong các HTX, trước hết bản thân các HTX cần củng cố, hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý theo mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Mỗi HTX cần chú trọng đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng nhiều khâu sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh đủ khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn trong nước, tham gia xuất khẩu.
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-01-17 09:38:00
Khởi nghiệp “xanh” vì tương lai nông sản Việt
Nước rút thu hút vốn FDI
Phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Ngành nông nghiệp thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Trồng phật thủ cho hiệu quả kinh tế cao
Thành công từ niềm đam mê nông nghiệp công nghệ cao
Thắng giải nhất, Hi _ King Lake - tên thương mại của resort 5 sao
Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn
Phấn đấu giữ vững vị trí tốp đầu của tỉnh về thu hút đầu tư
Đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng