(Baothanhhoa.vn) - Trước yêu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) và xem đây là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển số lượng, các địa phương cùng người dân đã chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng qua các chuỗi.

Nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng qua chuỗi thực phẩm an toàn

Trước yêu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) và xem đây là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển số lượng, các địa phương cùng người dân đã chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng qua các chuỗi.

Nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng qua chuỗi thực phẩm an toànDiện tích rau an toàn được cung ứng thông qua chuỗi thực phẩm an toàn tại xã Quảng Hợp (Quảng Xương).

Hằng năm, thông qua các chuỗi sản xuất, huyện Thọ Xuân đã cung cấp ra thị trường khoảng 16.500 tấn gạo, 5.600 tấn rau củ, 4.700 tấn thịt gia súc, gia cầm, 3.000 tấn thủy sản. Trong đó, 65% trở lên số lượng thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn huyện được cung cấp thông qua chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng TPAT.

Để người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm được cung ứng qua các chuỗi, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người sản xuất chọn lọc các sản phẩm phù hợp với thị trường để nhân rộng diện tích như thịt lợn, gạo, rau... theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Cùng với đó, huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ, hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc.

Ông Ân Đức Hưng - một trong những hộ dân sản xuất rau an toàn ở xã Thọ Hải cho biết: “Tham gia cung ứng rau an toàn, chúng tôi được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật theo quy trình đảm bảo ATTP như làm đất, sử dụng chế phẩm sinh học, bón phân, thu hoạch, sơ chế và chuẩn bị các điều kiện để sản xuất như nhà lưới, đất, nước tưới, hệ thống tưới tiết kiệm... Đồng thời, sản phẩm sau khi thu hoạch được sơ chế, bao gói, dán nhãn, tem truy xuất nguồn gốc đúng với quy định; nhất là đối với các loại rau dễ hư hỏng sau quá trình thu hoạch có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm”.

Tại huyện Quảng Xương, từ những năm đầu thực hiện nhiệm vụ, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo quản lý về vệ sinh ATTP. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường nguồn lực cho công tác bảo đảm vệ sinh ATTP; nâng cao năng lực phân tích, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng sản phẩm. Theo đó, trước mỗi vụ sản xuất, huyện đều triển khai phương án, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, chú trọng hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, 15 chuỗi cung ứng TPAT đã đưa ra thị trường gần 17 nghìn tấn lương thực, thực phẩm các loại được kiểm soát chất lượng theo hợp đồng nhằm tạo sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng, có truy xuất nguồn gốc.

Ông Lê Chí Lợi ở xã Quảng Ninh là hộ tham gia cung cấp trứng trong chuỗi cung ứng TPAT cho biết: “Tôi nuôi gà Ai Cập siêu trứng, chịu bệnh tốt, thịt dai, thơm ngon như gà ri, năng suất trứng đạt cao, tỷ lệ lòng đỏ nhiều, dinh dưỡng cao. Để có nguồn trứng đáp ứng yêu cầu khi được tiêu thụ qua chuỗi, tôi đã áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo khu vực chăn nuôi luôn sạch sẽ và không có mùi; thức ăn cho gà được làm hoàn toàn bằng các nguyên liệu gồm gạo, ngô và ốc”.

Việc phát triển các chuỗi cung ứng TPAT đã giúp hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất, cung ứng và tiêu thụ, nguồn thực phẩm cũng được giám sát chặt chẽ. Không chỉ củng cố niềm tin từ người tiêu dùng, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của người dân trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm an toàn.

Hiện nay, toàn tỉnh có gần 2.000 chuỗi cung ứng tại các địa phương. Bên cạnh phát triển số lượng chuỗi, các địa phương cần đẩy mạnh hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn cơ sở sản xuất áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng quy trình VietGAP, hữu cơ... Bên cạnh đó, định kỳ lấy mẫu giám sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các chuỗi đã được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng để kiểm tra một số chỉ tiêu về ATTP nhằm phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn để kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh. Đồng thời, tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về ATTP trong sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ; hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]