(Baothanhhoa.vn) - Với thế mạnh là lực lượng trẻ, thích ứng nhanh với công cuộc đổi mới của đất nước, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Thanh Hóa trong những năm qua đã tích cực tham gia phong trào khởi nghiệp, phát triển kinh tế, gặt hái được nhiều kết quả, thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít những  hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề phải suy ngẫm, luận bàn.

Muôn màu khởi nghiệp: Bài 2: Bài toán lượng và chất – những vấn đề đặt ra

Với thế mạnh là lực lượng trẻ, thích ứng nhanh với công cuộc đổi mới của đất nước, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Thanh Hóa trong những năm qua đã tích cực tham gia phong trào khởi nghiệp, phát triển kinh tế, gặt hái được nhiều kết quả, thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít những hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề phải suy ngẫm, luận bàn.

Muôn màu khởi nghiệp: Bài 2: Bài toán lượng và chất – những vấn đề đặt raMô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của đoàn viên thanh niên xã Xuân Du (Như Thanh). Ảnh: Hương thảo

Tin liên quan:
  • Muôn màu khởi nghiệp: Bài 2: Bài toán lượng và chất – những vấn đề đặt ra
    Muôn màu khởi nghiệp: Bài 1: Đoàn viên, thanh niên Thanh Hóa với phong ...

    Khởi nghiệp được xem là định hướng chiến lược, một trong những giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Hưởng ứng lời kêu gọi xây dựng “quốc gia khởi nghiệp” của Thủ tướng Chính phủ, hòa vào xu thế chung của đất nước, với sự quan tâm, tạo điều kiện của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu vươn lên của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã gặt hái được nhiều thành tích đáng ghi nhận.

“Cái khó bó cái khôn”

Một cách nói dân gian nhưng phản ánh đúng hoàn cảnh, tâm tư của nhiều ĐVTN khi “dấn thân” trên con đường khởi nghiệp. Người trẻ khởi nghiệp, những khát vọng, ước mơ bao giờ cũng phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Sự non trẻ về kinh nghiệm, mối quan hệ xã hội, áp lực về thủ tục hành chính, thị trường... đặc biệt là khả năng tài chính luôn là thách thức lớn, không dễ dàng vượt qua.

Là gương mặt triển vọng, bước đầu gặt hái được những kết quả tích cực, tuy nhiên, khi nhìn lại chặng đường 4 năm khởi nghiệp đã qua, anh Lê Xuân Lâm, Giám đốc Công ty TNHH ViBaBo – chuyên sản xuất các ống hút và một số vật dụng từ tre, nứa, luồng thẳng thắn chia sẻ: “Đó là hành trình đầy sóng gió. Và cho đến thời điểm hiện tại, công ty của chúng tôi vẫn chưa thể thoát khỏi giai đoạn chật vật, lao đao”. Năm 2021, sản lượng của công ty đạt khoảng 3 triệu ống hút, doanh thu đạt 1,6 tỷ đồng nhưng lợi nhuận vẫn là “con số âm”.

Lý giải cho điều đó, anh Lâm tâm sự: Những ngày đầu khởi nghiệp, chúng tôi như những con ong cần mẫn dò dẫm đường đi, lối lại, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, hoàn thiện mình. Nguồn vốn ít ỏi, kiến thức, kinh nghiệm về thương trường, quản trị doanh nghiệp, các mối quan hệ rất hạn chế. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, áp lực về nguồn vốn,... khiến công ty nhiều phen chao đảo, tưởng không thể trụ vững. Anh Lâm cho biết: “Có thời điểm, công ty chúng tôi phải chấp nhận rủi ro “vay nóng” với lãi suất cao để “theo đuổi” các đơn hàng lớn, duy trì hoạt động. Trong khi đó, việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thậm chí, nếu có tiếp cận được thì giá trị nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, sản xuất”. Ngoài những khó khăn về vốn, kiến thức, kinh nghiệm, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn luôn là đối tượng “dễ bị tổn thương” trước muôn vàn yếu tố khách quan tác động. “Bước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ khiến cho những doanh nghiệp khởi nghiệp như chúng tôi đã khó khăn lại càng thêm điêu đứng” – anh Lâm bộc bạch.

Với tiền đề là Công ty TNHH MTV Newhouse do anh Nguyễn Đức Sơn thành lập, sau hơn 2 năm hoạt động, công ty đã được cổ phần hóa dưới tên gọi Công ty CP Xây dựng Newhouse (Triệu Sơn), hoạt động trong lĩnh vực chính là: tư vấn, thiết kế các công trình nhà ở và công trình dân dụng; thi công trọn gói nhà ở; hoàn thiện theo hình thức chìa khóa trao tay từ nhà tới sân vườn tiểu cảnh, hồ cá KOI; cải tạo, sửa chữa nhà ở và các công trình dân dụng. Những cổ đông đóng góp vốn đều là những thanh niên trẻ thế hệ 9X cùng chung lý tưởng, hoài bão, đam mê.

Những người trẻ tiến bước trên con đường khởi nghiệp với cả những điều kiện thuận lợi và muôn vàn khó khăn, thách thức. Là những người trẻ được đào tạo bài bản tại các trường đại học, đã có kinh nghiệm hoạt động ngành nghề thực tế đã cho họ lợi thế trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin nhanh chóng, hiệu quả, nắm bắt được xu hướng thị trường, thị hiếu khách hàng. Niềm tin, đam mê, nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết là động lực thúc đẩy sáng tạo, nỗ lực cố gắng duy trì ổn định, từng bước phát triển công ty. Với máy móc, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kiến trúc sư có năng lực, trình độ, thợ xây dựng có tay nghề cao, có tâm với nghề, chỉ sau hơn 4 năm hoạt động, Newhouse đã được thị trường đón nhận, khách hàng tin tưởng. Hiện nay, Newhouse có gần 100 nhân sự. Kho máy móc thiết bị được đầu tư hiện đại có thể duy trì liên tục 15 công trình cùng một thời điểm. Các dự án Newhouse thi công cũng dần được bao phủ khắp các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh những thuận lợi, cũng như bất kỳ một doanh nghiệp khởi nghiệp nào, công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID–19 diễn biến phức tạp, những biến động của giá xăng, dầu, nguyên vật liệu. Anh Sơn chia sẻ: “Xuất phát từ những người trẻ tự thân lập nghiệp, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh nên công ty gặp nhiều khó khăn trong việc phân bổ nguồn vốn, mở rộng quy mô, năng lực cạnh tranh. Nguồn vốn phải xoay vòng liên tục để đảm bảo cho các hoạt động, chi trả lương và các khoản phúc lợi khác cho cán bộ, nhân viên, người lao động”. Những khó khăn về mặt nhân sự, thị trường, đặc biệt là thói quen, thị hiếu của khách hàng khi xây nhà ít quan tâm đến phần bản vẽ và những hiểu biết về xây nhà trọn gói theo hình thức “chìa khóa trao tay” vẫn còn mơ hồ... khiến cho đội ngũ lãnh đạo công ty phải đau đầu, trăn trở rất nhiều trong những ngày đầu khởi nghiệp.

Bắt mạch những tồn tại, hạn chế

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, là “vườn ươm” lý tưởng, màu mỡ cho phong trào khởi nghiệp phát triển. Với khoảng trên 1 triệu thanh niên, chiếm gần 30% dân số và gần 50% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trong những năm qua, phong trào khởi nghiệp ở Thanh Hóa có nhiều “điểm sáng” nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Trong đó, số lượng các mô hình kinh tế tập thể của ĐVTN như tổ hợp tác, HTX còn ít. Toàn tỉnh hiện có 302 mô hình câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế, 25 mô hình tổ hợp tác, HTX thanh niên hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Năng lực phát triển, cạnh tranh chưa thực sự hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Phần lớn các mô hình phát triển kinh tế của ĐVTN dừng lại ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa tạo được sự liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa.

Các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp truyền thống là chủ yếu. Các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn thiếu và yếu. Trong một sự kiện giao lưu và phát động khởi nghiệp được tổ chức tại Thanh Hóa, PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đã thẳng thắn nhìn nhận: “Không phải đến bây giờ, tỉnh Thanh Hóa mới quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp. Từ hơn 10 năm trước, Đại học Hồng Đức đã tổ chức mô hình câu lạc bộ nhà doanh nghiệp tương lai. Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong ĐVTN đã trở thành hoạt động truyền thống với một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đến nay, khởi nghiệp của chúng ta vẫn mới dừng lại ở bước đầu, khởi nghiệp truyền thống với các mô hình phát triển kinh tế chiếm đại đa số. Sự xuất hiện của các nhân tố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất ít ỏi”. Con số các doanh nghiệp khởi nghiệp thành lập rồi lâm vào cảnh “chết yểu”, “chết trước bình minh” cũng là thực tế cần phải được nhìn nhận”.

Việc đồng hành, hỗ trợ ĐVTN khởi nghiệp, phát triển ý tưởng khởi nghiệp chưa có sự thống nhất và thiếu chiều sâu. Sự kết nối giữa thanh niên khởi nghiệp với các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Các cơ chế chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ, đồng hành để biến ý tưởng thành thực tế hành động còn hạn chế. Việc trang bị kiến thức về chính sách hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, kiến thức quản trị mô hình kinh tế, marketing, thuế, khởi sự doanh nghiệp, thương mại hóa, sở hữu trí tuệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa được chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển.

“Thực tế khảo sát sơ bộ, ĐVTN trên địa bàn tỉnh có đam mê, tinh thần khởi nghiệp rất lớn, nhu cầu về vốn cao. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách hỗ trợ ĐVTN khởi nghiệp còn tản mạn, đầu tư dàn trải, nhỏ giọt, thiếu tập trung nên chưa đáp ứng thỏa đáng nhu cầu khởi nghiệp ngày càng tăng của thanh niên cả về số lượng và quy mô. Nguồn vốn ưu đãi có hạn, nhất là nguồn vốn vay không phải thế chấp (vay tín chấp) thấp. Mặt khác, những vướng mắc về thủ tục vay vốn, giải ngân cũng là một trong những “rào cản” đối với các ĐVTN” – Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa Phùng Tố Linh nhận định.

Đa số ĐVTN có nhu cầu vay vốn để khởi nghiệp nhưng gặp khó khăn khi đối chiếu với các quy định, điều kiện vay vốn như: chứng minh số lao động duy trì và tạo việc làm mới theo quy định của pháp luật; yêu cầu hóa đơn đỏ khi mua hàng, hợp đồng lao động, các loại giấy tờ liên quan đến đăng ký, thành lập doanh nghiệp, HTX... Các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu đối với các sản phẩm từ mô hình khởi nghiệp, phát triển kinh tế của các cấp bộ đoàn trong tỉnh chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của ĐVTN.

Có thể nói, công nghệ số, cốt lõi của cách mạng 4.0 mở ra những tài nguyên không giới hạn để thế hệ trẻ phát huy sức bật, năng lực sáng tạo của mình, để từ đó những hạt giống tiềm năng sẽ thực sự đóng vai trò xứng đáng trong thời kỳ mới. Lực lượng ĐVTN hiện nay luôn cháy bỏng trong mình ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê, dám nghĩ dám làm nhưng khi bước chân vào con đường khởi nghiệp không tránh khỏi muôn vàn gian nan, thử thách và cả những vấp ngã đau đớn. Chính vì vậy, để phong trào khởi nghiệp phát triển, lan tỏa mạnh mẽ, đi vào thực chất, chiều sâu, hướng tới giá trị bền vững, cùng với ý chí, quyết tâm, khát vọng vươn lên của ĐVTN, các cấp, các ngành có liên quan cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa đến vấn đề mang tầm quốc gia này.

Bài và ảnh: Hương Thảo

Bài cuối: Để khởi nghiệp không chỉ là phong trào.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]