(Baothanhhoa.vn) - Kết cấu hạ tầng đô thị không chỉ giữ vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo dựng “dáng vóc” cho mỗi địa phương. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh kiểu mẫu trên dải đất hình chữ S, Thanh Hóa đã kiên trì tạo sự khác biệt trong kiến tạo nâng tầm các đô thị.

Mở rộng tầm nhìn, gia tăng cơ hội: Kiến tạo nâng tầm đô thị

Kết cấu hạ tầng đô thị không chỉ giữ vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo dựng “dáng vóc” cho mỗi địa phương. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh kiểu mẫu trên dải đất hình chữ S, Thanh Hóa đã kiên trì tạo sự khác biệt trong kiến tạo nâng tầm các đô thị.

Mở rộng tầm nhìn, gia tăng cơ hội: Kiến tạo nâng tầm đô thịDiện mạo đô thị TP Sầm Sơn được đổi thay theo hướng hiện đại.

Ngoài hỗ trợ từ Trung ương, Thanh Hóa đã chủ động đổi mới tư duy và hành động bằng việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch là “xương sống” cho sự phát triển, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, các quy hoạch phân khu, làm cơ sở thực hiện các dự án đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khung cho các đô thị.

Khát vọng đưa Sầm Sơn trở thành đô thị biển thông minh, hấp dẫn, thân thiện; là điểm đến ấn tượng bốn mùa, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Sầm Sơn, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xây dựng Chương trình “Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và xây dựng thành phố thông minh, giai đoạn 2021-2025”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", xác định đường hướng chiến lược đưa Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

Nắm bắt cơ hội, TP Sầm Sơn tập trung phá vỡ những “điểm nghẽn”, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để tạo bước đột phá phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, kiến tạo hạ tầng đô thị. Trên cơ sở các quy hoạch, thành phố ưu tiên nguồn lực đầu tư kiến thiết “đô thị trẻ”. Giai đoạn 2021-2025, thành phố dự kiến sẽ triển khai thực hiện 71 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua hơn nửa nhiệm kỳ, đã có 3 dự án và 14 đồ án quy hoạch hoàn thành, 19 dự án đang triển khai, 28 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 20 dự án chưa thực hiện. Điểm nhấn lớn nhất là quảng trường biển với tuyến phố đi bộ, đài phun nước, hệ thống cây xanh cùng với trục cảnh quan lễ hội đã tạo diện mạo mới cho thành phố. Nhiều dự án trọng điểm cũng được đồng loạt triển khai và dần hình thành, như khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Nam sông Mã, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ... sẽ góp phần tạo dáng vóc cho Sầm Sơn.

Thanh Hóa hiện có 34 đô thị, gồm 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 30 đô thị loại V; tỷ lệ đô thị hóa năm 2023 đạt 38%, tăng 3% so với năm 2020. Kết cấu hạ tầng các đô thị lớn được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại và diện mạo khởi sắc từng ngày. Liên đô thị TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn đang được đầu tư kết nối và dần hình thành, trong tương lai không xa, sẽ là “hạt nhân” dẫn dắt, thúc đẩy phát triển cho 4 trung tâm động lực của tỉnh. Bằng việc ưu tiên nguồn lực, kết hợp với sức dân, hạ tầng đô thị quy mô nhỏ và vừa thuộc các huyện cũng được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Mục tiêu đến 2025, toàn tỉnh có 47 đô thị, trong đó, 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 43 đô thị loại V; tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% trở lên. Ý chí, khát vọng cùng nguồn nội lực, sức mạnh đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân là nền tảng, tạo đột phá trong kiến tạo nâng tầm đô thị, góp phần tạo động lực về phát triển kinh tế - xã hội và diện mạo xứ Thanh.

Bài và ảnh: Hòa Bình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]