Liên hợp quốc kêu gọi 300 tỷ USD mỗi năm để ứng phó tình trạng nóng lên toàn cầu
Tổng thư ký LHQ António Guterres kêu gọi các quốc gia giàu cần thực hiện cam kết cung cấp ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu.
Nắng chói chang tại Las Vegas, bang Nevada (Mỹ), ngày 12/7/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres mới đây đã kêu gọi các quốc gia phát triển thực hiện cam kết hỗ trợ tài chính giúp những quốc gia nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo phóng viên tại châu Phi, phát biểu trước Quốc hội Lesotho, ông Guterres nhấn mạnh rằng các quốc gia giàu cần thực hiện cam kết cung cấp ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu.
Ông cũng đề cập đến Quỹ Thiệt hại và Mất mát mới được thành lập để bồi thường cho các quốc gia nghèo bị thiệt hại do thảm họa thiên nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu.
Người đứng đầu Liên hợp quốc khẳng định quỹ này cần được triển khai nhanh chóng và các quốc gia có trách nhiệm lớn nhất trong việc gây ra biến đổi khí hậu cần tuân thủ đầy đủ cam kết tài trợ.
Châu Phi, mặc dù chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tình trạng nóng lên toàn cầu, nhưng lại là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Miền Nam châu Phi hiện đang phải đối mặt với một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất, gây ra cuộc khủng hoảng nạn đói ảnh hưởng đến hơn 27 triệu người.
Các quốc gia như Lesotho đã tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia do tác động của hạn hán.
Một báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công bố năm nay cho thấy các quốc gia châu Phi mất tới 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm.
Ngoài vấn đề khí hậu, ông Guterres cũng nêu thực tế rằng châu Phi không có đại diện thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mặc dù lục địa này có hơn 1,4 tỷ người. Ông hy vọng rằng trong nhiệm kỳ của mình, châu Phi sẽ có ít nhất hai ghế thường trực tại cơ quan này.
Ông Guterres đang có chuyến thăm 3 ngày tới miền Nam châu Phi, bao gồm Nam Phi và Lesotho, nhằm tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong việc đối phó với những thách thức biến đổi khí hậu và thúc đẩy công bằng toàn cầu./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 22:11:00
Ukraine có thể “không còn tồn tại” trong năm 2025
-
2025-01-15 16:33:00
Tổng thống Iran phủ nhận âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ
-
2024-12-14 12:33:00
TikTok không từ bỏ cuộc chiến pháp lý sau lệnh của tòa phúc thẩm Mỹ
Ukraine sẽ ngừng trung chuyển khí đốt của Nga từ 2025, kết thúc hợp đồng 50 năm
Tình hình Hàn Quốc trước giờ bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol lần 2
Burkina Faso, Mali, Niger coi việc rút khỏi ECOWAS là “không thể đảo ngược”
Nga không kích quy mô lớn vào Ukraine
6 cường quốc châu Âu ra tuyên bố chung ủng hộ Ukraine gia nhập NATO
Thủ tướng Thái Lan công bố chính sách đầy tham vọng trong năm 2025
Hơn 1,1 triệu người phải di dời trên khắp Syria chỉ trong 2 tuần
Israel chuẩn bị tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran
Quốc hội Hàn Quốc sẽ chất vấn Thủ tướng, các Bộ trưởng về thiết quân luật