Lá cờ của Nepal có thể tượng trưng cho sự chuyển động của bầu trời, sự xây dựng quốc gia hiện đại, di sản Phật giáo và Ấn Độ giáo, niềm tự hào của người châu Á… hoặc tất cả những điều đó.

Lịch sử thú vị về lá quốc kỳ có hình dáng “kỳ lạ” nhất trên thế giới

Lá cờ của Nepal có thể tượng trưng cho sự chuyển động của bầu trời, sự xây dựng quốc gia hiện đại, di sản Phật giáo và Ấn Độ giáo, niềm tự hào của người châu Á... hoặc tất cả những điều đó.

Lịch sử thú vị về lá quốc kỳ có hình dáng “kỳ lạ” nhất trên thế giớiMột người dân cầm lá quốc kỳ Nepal bên ngoài quầy hàng của mình ở Kathmandu. (Nguồn: AP/CNN)

Bạn có biết quốc kỳ duy nhất trên thế giới không phải hình chữ nhật hoặc hình vuông là của nước nào không? - Câu trả lời là Nepal. Nhưng ngoài hình dáng “khác thường,” quốc kỳ của Nepal còn là một điều bí ẩn.

Lá cờ của Nepal có thể tượng trưng cho sự chuyển động của bầu trời, sự xây dựng quốc gia hiện đại, di sản Phật giáo và Ấn Độ giáo, niềm tự hào của người châu Á... hoặc tất cả những điều đó.

Bạn có thể dễ dàng “nhận diện” quốc kỳ Nepal giữa những lá cờ khác: Lá cờ bao gồm hai hình tam giác cân màu đỏ thẫm hướng sang phải, được trang trí bằng đường viền màu xanh nước biển và hai hình màu trắng tượng trưng cho Mặt Trời (ở nửa dưới) và Mặt Trăng (ở nửa trên).

“Hình dạng đặc biệt đó không chỉ có ở Nepal. Nó có lịch sử lâu đời và sâu sắc ở Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ” - Sanjog Rupakheti, Giáo sư lịch sử tại Cao đẳng Holy Cross ở Massachusetts và là người bản xứ Nepal, nói với CNN.

“Khi lớn lên, chúng tôi được dạy ở trường rằng Mặt Trời và Mặt Trăng tượng trưng cho sự vĩnh cửu của quốc gia, và các hình tam giác tượng trưng cho dãy núi (Himalaya) nổi tiếng ở Nepal.

Là một nhà sử học, tôi nghĩ rằng một cách giải thích tốt hơn và thuyết phục hơn sẽ là: Những biểu tượng này tượng trưng cho các triều đại huyền thoại, cổ đại và lừng lẫy mà nhiều tầng lớp tinh hoa cầm quyền trong khu vực thường lấy theo để biểu trưng cho phả hệ của họ.”

Một số người tin rằng màu đỏ tượng trưng cho quốc hoa của Nepal - hoa đỗ quyên, trong khi những người khác lại cho rằng nó tượng trưng cho chiến tranh và lòng dũng cảm.

Rupakheti chỉ ra rằng ngay cả các học giả nghiên cứu lịch sử Nepal cũng không hoàn toàn chắc chắn về toàn bộ câu chuyện đằng sau lá cờ quốc gia.

Dệt nên lịch sử

Một trong những hình ảnh đầu tiên về lá cờ xuất phát từ những bản phác thảo của Henry Ambrose Oldfield, một bác sỹ và nghệ sỹ người Anh sống ở Nepal vào giữa những năm 1800.

Nhà báo và nhà văn du lịch người Anh Perceval Landon cũng đã nói về “lá cờ đuôi nheo hai lá” trong cuốn sách “Nepal” của ông, được xuất bản vào năm 1928.

Mặc dù bức ảnh lá cờ của Landon là ảnh đen trắng, ông vẫn thêm chú thích làm rõ rằng viền lá cờ có màu xanh lá cây chứ không phải màu xanh lam. Các phiên bản trước của lá cờ, bao gồm cả lá cờ do Landon vẽ, đều mô tả Mặt Trời và Mặt Trăng với khuôn mặt người.

Theo Rupakheti, trước khi nền dân chủ được thiết lập ở Nepal - ban đầu là vào năm 1990, sau đó là vào năm 2008 - hầu hết người dân Nepal đều không được phép treo cờ tại nhà riêng. Khi đó, quốc kỳ Nepal chỉ có thể được treo tại các cơ sở của chính phủ.

“Có những hướng dẫn rất nghiêm ngặt, không chỉ về hình dạng và kích thước, mà còn về thời điểm, cách thức và ai có thể treo cờ. Nhưng điều đó dần dần thay đổi... và bây giờ quốc kỳ xuất hiện khắp mọi nơi” - ông nói.

Quốc kỳ Nepal là một lá cờ “nổi tiếng” đối với nhà nghiên cứu “đam mê cờ.” Ted Kaye, Thư ký của Hiệp hội nghiên cứu cờ Bắc Mỹ (NAVA), cho biết lịch sử và hình dáng đặc biệt khiến lá cờ này trở thành chủ đề trao đổi phổ biến.

“Bản đồ và những là cờ luôn chứa đựng bề dày văn hóa và địa lý thú vị” - Kaye nói.

Những người nghiện đố vui có thể bị thu hút bởi lá cờ của Nepal vì hình dạng không phải tứ giác. Nhưng lá cờ này cũng được các nhà toán học nghiên cứu.

Năm 1962, Vua Mahendra đã yêu cầu một nhà toán học phát triển các thông số kỹ thuật chính xác về hình dạng và kích thước của lá cờ Nepal - sẽ được sử dụng để chuẩn hóa lá cờ.

Các thông số này được ghi trong hiến pháp của Nepal, trong đó: Mặt Trời phải có 12 tia, cả Mặt Trời và Mặt Trăng phải có màu trắng, và viền cờ màu xanh lam đậm.

Hình dáng khác lạ của quốc kỳ Nepal cũng trở thành một thách thức đối với các sự kiện quốc tế. Tại Thế Vận hội, có một quy tắc là tất cả các lá cờ phải được làm theo kích thước 2x3, điều này có thể khiến một số lá cờ trông có vẻ kéo dài hơn bình thường một cách kỳ lạ - trong đó có cờ Nepal.

Mặc dù một số nhà tổ chức Olympic trước đây đã cố gắng “chuẩn hóa” quốc kỳ Nepal bằng cách dán cờ quốc gia này trên nền hình chữ nhật màu trắng, nhưng Ủy ban Olympic Quốc tế đã quyết định rằng quốc kỳ Nepal có thể “giữ nguyên” - một “trường hợp ngoại lệ đáng tự hào”./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]