Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Kết quả giám sát việc triển khai, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới từ năm 2021 đến năm 2023
Chiều 8/7, tiếp tục ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã trình bày Báo cáo của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc triển khai, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (sau đây gọi tắt là Chương trình XDNTM) từ năm 2021 đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Báo Thanh Hoá giới thiệu toàn văn báo cáo:
Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Quang Hải trình bày Báo cáo.
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XDNTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NĂM 2021 ĐẾN 2023
I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XDNTM
1. Việc tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa về thực hiện Chương trình XDNTM
UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các cấp đã quan tâm đến công tác quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh về thực hiện Chương trình XDNTM, như: Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 phê duyệt Chương trình XDNTM giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 về Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 25/2021/QH15, Quyết định số 35/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 25/3/2022 của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về ban hành Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và văn bản của Trung ương; Chỉ thị số 09-CT/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh giai đoạn 2021-2025”... Việc tổ chức quán triệt, triển khai được tổ chức bằng nhiều hình thức như trực tuyến từ Trung ương đến địa phương, trực tiếp kết hợp trực tuyến (trực tiếp tại tỉnh, trực tuyến tới cấp huyện, cấp xã); sao gửi văn bản kết hợp ban hành văn bản yêu cầu triển khai thực hiện, tổ chức các hội nghị giao ban chuyên đề lồng ghép việc quán triệt, triển khai các văn bản của cấp trên. Việc tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản của cấp trên được thực hiện cơ bản đảm bảo về thời gian, có chất lượng, hiệu quả.
2. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn triển khai thực hiện
Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, Chỉ thị số 09-CT/TU của Tỉnh ủy về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh giai đoạn 2021-2025”, Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Tỉnh ủy về Ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành 16 Nghị quyết để thực hiện Chương trình XDNTM, trong đó có 2 Nghị quyết về cơ chế, chính sách khuyến khích XDNTM; 1 Nghị quyết về cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình MTQG. Các Nghị quyết đã ban hành đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời, phù hợp với tình hình tại tỉnh, đáp ứng được mục tiêu của Chương trình XDNTM.
UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình XDNTM, bao gồm: 46 quyết định, 17 kế hoạch và nhiều văn bản cá biệt khác.
Văn phòng Điều phối xây dựng NTM, các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đã chủ động ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện từng tiêu chí XDNTM được giao phụ trách.
HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã đã ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện Chương trình, trong đó có nhiều nghị quyết của HĐND phê duyệt các chương trình, đề án hỗ trợ, khuyến khích phong trào XDNTM đã phát huy được hiệu quả, thúc đẩy phong trào XDNTM trên địa bàn.
Về cơ bản, các cơ chế, chính sách, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện Chương trình NTM trên địa bàn tỉnh đã được ban hành đầy đủ, có nhiều đổi mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ XDNTM, nâng cao chất lượng các tiêu chí để XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch đã đề ra.
3. Công tác tuyên truyền, vận động
Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình XDNTM được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả; qua đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về Chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM; chú trọng nâng cao chất lượng các phong trào thi đua XDNTM, các cuộc vận động; đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia XDNTM, đã đi vào thực chất, từ đó đem lại sự chuyển biến tích cực, rõ nét tới từng thôn, bản, hộ gia đình. Công tác tuyêntruyền, vận động XDNTM đã được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp hưởng ứng, triển khai đồng bộ, phong phú, hiệu quả và thực chất với nhiều phong trào như: Mô hình khu dân cư “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”, khu dân cư “Tự quản về an toàn thực phẩm” của MTTQ; phong trào “Tuổi trẻ chung tay XDNTM và đô thị văn minh” của Đoàn Thanh niên; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” của Hội Liên hiệp Phụ nữ; phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi của Hội Cựu chiến binh... Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh đã chủ trì biên tập, phát hành 32.400 cuốn/36 số ảnh, bản tin NTM; biên tập, phát hành 1.000 cuốn Catalog và 990 cuốn bản tin sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa; phối hợp với Báo Thanh Hóa xây dựng chuyên đề tuyên truyền với chủ đề “Vươn tới những giá trị cao hơn về chất cho NTM”; xây dựng 4 phóng sự chuyên đề tuyên truyền phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; biên tập, cập nhật hàng trăm tin, bài, video, phóng sự đăng trên các trang web. Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG từ cấp huyện đến cấp xã đã chú trọng công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện Chương trình XDNTM, đến với Nhân dân. Công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức thiết thực, có nhiều bài viết, phát thanh tuyên truyền về xây dựng NTM. Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động trực quan hàng nghìn tấm pa nô, khẩu hiệu tường, tranh cổ động về XDNTM; các đoàn thể chính trị - xã hội đã phát động phong trào chung tay XDNTM đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân. Trong tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền về các điển hình có cách làm hay, nêu gương tổ chức, cá nhân, điển hình tiên tiến trong sản xuất, tham gia ủng hộ XDNTM.
Một góc xã Quảng Ninh (Quảng Xương). Ảnh: Tư liệu.
4. Việc thành lập, kiện toàn và hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình XDNTM các cấp; bộ máy tổ chức cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình XDNTM các cấp
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 404-QĐ/TU ngày 5/3/2021 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là Trưởng ban, các đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Phó Trưởng ban; kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo khi có thay đổi về nhân sự. Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG đã ban hành Quy chế làm việc, Quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo; ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trực tiếp Chương trình XDNTM giai đoạn 2021-2025; tổ chức các hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, hội nghị trực tuyến các chương trình MTQG đối với 11 huyện miền núi...
Cấp huyện, cấp xã đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã, 100% các Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư cấp ủy cùng cấp làm trưởng ban, tạo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình giữa các cấp, các ngành. Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện chương trình, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện. Để tham mưu giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động của Văn phòng Điều phối chương trình XDNTM cấp tỉnh và thường xuyên rà soát, kiện toàn. Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục duy trì Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM cấp huyện và cán bộ NTM cấp xã để thực hiện nhiệm vụ tham mưu tổ chức triển khai thực hiện XDNTM ở địa phương, đảm bảo việc thực hiện chương trình được liên tục có hiệu quả. Nhìn chung, bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình XDNTM từ cấp tỉnh đến cấp xã đã được thành lập, kiện toàn, đi vào hoạt động có hiệu quả, nền nếp. Công tác phối hợp của các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện tương đối nhịp nhàng, phát huy tốt vai trò thành viên trong Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình XDNTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình XDNTM năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Các hội nghị đều gắn với biểu dương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua XDNTM, nhất là phong trào hiến đất làm đường giao thông XDNTM; hội nghị không chỉ vinh danh các tập thể, cá nhân tiên tiến mà còn có tác dụng tuyên truyền, lan tỏa phong trào thi đua thực sự rộng khắp trên tất cả các địa phương của tỉnh.
5. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
Các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình của tỉnh theo sự phân công nhiệm vụ đã thường xuyên bám sát các địa phương để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình; kịp thời báo cáo, tham mưu cho Ban Chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch. UBND tỉnh đã giao các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí NTM ở cả 3 mức độ (đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu) cho giai đoạn và từng năm thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành trong phạm vi toàn tỉnh. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí NTM ở các mức độ cho cả giai đoạn và từng năm cho các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, tổ chức kiểm tra, thẩm định, đánh giá, xác định mức độ hoàn thành các tiêu chí NTM ở các mức độ thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành theo quy định, làm cơ sở đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cho các địa phương đủ điều kiện.
Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh đã ban hành 52 văn bản hướng dẫn, đôn đốc để các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt đảm bảo bền vững theo yêu cầu; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng năm về việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại các địa phương. Công tác hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu hực hiện Chương trình XDNTM đã được các địa phương thực hiện định kỳ, thường xuyên; qua đó, kịp thời nắm bắt tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có định hướng, giải pháp tháo gỡ. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình, các thành viên Ban Chỉ đạo huyện thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc kịp thời trên cơ sở kế hoạch giai đoạn và hàng năm. Đồng thời, phát huy dân chủ trong thực hiện chính sách, các dự án của chương trình để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XDNTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2023
1. Công tác triển khai Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021-2025
Căn cứ các Bộ tiêu chí quốc gia về NTM các cấp theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, để thống nhất triển khai trên địa bàn tỉnh, căn cứ tình hình thực tế, ngày 10/8/2022, UBND tỉnh đã ban hành các Bộ tiêu chí cụ thể giai đoạn 2022-2025 theo thẩm quyền, gồm: Bộ tiêu chí xã NTM tại Quyết định số 32/2022/QĐ-UBND; Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao tại Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND; Bộ tiêu chí huyện NTM nâng cao tại Quyết định số 31/2022/QĐ-UBND; Tiêu chí thôn thông minh và tiêu chí xã NTM kiểu mẫu theo lĩnh vực nổi trội nhất tại Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND. Đồng thời ban hành Quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận thôn, bản đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2025 tại Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND ngày 5/9/2022.
2. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025
2.1. Cấp xã
- Tiêu chí số 1 về quy hoạch: Đối với quy hoạch chung xây dựng xã: Toàn tỉnh có 344 xã phải lập quy hoạch chung xây dựng xã, còn 125 xã được định hướng phát triển đô thị; đã có 298/344 xã có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt, đạt 86,6%. Trong đó: Tỷ lệ quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt tại các huyện miền núi là 110/153 đạt 71,9%; tỷ lệ quy hoạch chung xây dựng xã được duyệt tại các huyện miền xuôi là 188/191 đạt 98,4%. Số xã chưa được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã là 46 xã chiếm 13,4%; gồm 43 xã thuộc 5 huyện miền núi; 3 xã miền xuôi. Còn 2 huyện miền núi chưa có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt, chủ yếu do nguồn lực hạn hẹp nên triển khai chậm.
- Tiêu chí số 2 về giao thông: Có 402 xã (86,5%) đạt tiêu chí Giao thông; tăng 1,1% so với cuối năm 2020.
Giai đoạn 2021-2023, các địa phương đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo được trên 4.583 km đường giao thông nông thôn; 1.368km giao thông nội đồng; phong trào hiến đất mở đường giao thông nông thôn được Nhân dân ủng hộ, đồng tình. Các tuyến đường có chiều rộng nền, mặt đường cơ bản đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Các xã thường xuyên phát động Nhân dân, các tổ chức đoàn thể tham gia phong trào làm vệ sinh môi trường các tuyến đường; vận động Nhân dân tháo dỡ vi phạm hành lang an toàn giao thông dưới lòng, lề đường, vỉa hè; di dời cột điện sau khi mở rộng đường; phát động Nhân dân trồng cây bóng mát, trồng hoa ven đường tạo cảnh quan khu dân cư; công tác duy tu, bảo trì được thực hiện thường xuyên.
- Tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng, chống thiên tai: Có 456 xã (98,1%) đạt tiêu chí Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; tăng 2,3% so với cuối năm 2020. Các huyện quan tâm đầu tư, cải tạo, sửa chữa các công trình trọng yếu, các công trình thủy lợi nội đồng, nâng cấp, tu bổ cống, các tuyến đê sông, đê biển. Tỷ lệ kiên cố hóa các công trình thủy lợi được nâng lên, đáp ứng công tác phòng chống thiên tai đảm bảo bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các xã có đê đã thực hiện tốt công tác quản lý đê điều, xử lý các vi phạm theo quy định nên đã giảm thiểu các vụ vi phạm pháp luật về đê điều.
- Tiêu chí số 4 về điện: Có 462 xã (99,4%) đạt tiêu chí điện; tăng 2,9% so với cuối năm 2020. Hàng năm, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh luôn được các tổ chức quản lý kinh doanh điện đầu tư, cải tạo nâng cấp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho Nhân dân. Hệ thống các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp đảm bảo đồng bộ, thông số kỹ thuật, an toàn điện đạt chuẩn theo quy định. Trong 3 năm (2021-2023), tổng số vốn đầu tư, cải tạo lưới điện trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2.460 tỷ đồng; nhiều huyện, xã đã làm tốt việc xây dựng mới và cải tạo lưới điện. Có 454 xã/465 xã đạt chỉ tiêu 4.2 về “tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn”, đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 và Quyết định số 2332/QĐ-BCT ngày 7/11/2022. Còn 3 xã chưa đạt tiêu chí số 4 về điện.
- Tiêu chí số 5 về trường học: Có 421 xã (90,5%) đạt tiêu chí Trường học; tăng 9,6% so với cuối năm 2020. Trong thời gian qua, các huyện, các xã đã có nhiều cố gắng đảm bảo đạt chuẩn cơ sở vật chất cho các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên để đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều huyện đã đầu tư, nâng cấp hệ thống trường học trong huyện tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, khang trang. Tuy nhiên, tại một số xã, nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và quy định của Bộ GD&ĐT: Tỷ lệ phòng học tạm còn cao, tỷ lệ phòng học bộ môn còn thấp, số lượng thiết bị được trang cấp thực hiện chương trình GDPT 2018 các trường tiểu học, THCS còn hạn chế. Nhiều địa phương gặp khó khăn về kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia để hoàn thành tiêu chí số 5 về trường học. Công tác đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn dàn trải nên tỷ lệ số xã đạt được tiêu chí này chưa cao.
- Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá: có 377 xã (81,1%) đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa; giảm 0,9% so với cuối năm 2020. Để thực hiện tiêu chí số 6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4794/QĐ- UBND ngày 31/12/2022 phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”, Kế hoạch số 151/KHUBND ngày 06/6/2023 triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025”. Giai đoạn 2021-2023, đã đầu tư xây dựng, hoàn thiện 3 công trình Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện, 88 Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, 279 Nhà Văn hóa, khu Thể thao thôn, bản, khu phố; đến nay, toàn tỉnh có 20/27 huyện, thị xã, thành phố có Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện (trong đó có 13 Trung tâm đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 442/465 xã có cơ sở vật chất văn hóa, thể thao (gồm Hội trường đa năng và Trung tâm văn hóa - Thể thao xã), 3.698/3.835 thôn, bản có Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn, bản.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị bên trong các thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã, cấp thôn chủ yếu do Nhân dân đóng góp, mua sắm nên không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các hoạt động cộng đồng của Nhân dân. Một số địa phương; sau khi được công nhận NTM thì việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở vật chất văn hoá, chưa được quan tâm đúng mức, kết quả đạt được còn hạn chế.
- Tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Có 433 xã (93,1%) đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; tăng 2,6% so với cuối năm 2020. Hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, thay đổi; cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân; việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao trình độ năng lực quản lý, kinh doanh, khai thác hạ tầng thương mại đã có sự tham gia tích cực của thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể). Trong giai đoạn 2021-2023, các địa phương đã huy động được hơn 58 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn ngân sách huyện, xã khoảng 50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo chợ và mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy... cho các đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh kinh doanh trong chợ; vốn của các hộ gia đình cá nhân đầu tư cải tạo các cửa hàng bán lẻ để đáp ứng tiêu chí theo quy định khoảng 8 tỷ đồng.
- Tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông: Có 454 xã (97,6%) đạt tiêu chí Thông tin và Truyền thông; giảm 0,3% so với cuối năm 2020. Mạng lưới viễn thông tiếp tục được đầu tư, mở rộng vùng phủ sóng với công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng của người dân, đặc biệt là đối với các khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh, góp phần nâng cao dịch vụ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi của tỉnh. Hạ tầng CNTT trong các cơ quan nhà nước tiếp tục được đầu tư bổ sung, nâng cấp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh. Kết quả, có 465/465 xã có ít nhất 01 điểm Bưu điện văn hóa xã, bán kính phục vụ nhỏ hơn 3 km, đáp ứng tiêu chuẩn về mặt bằng, trang thiết bị, phục vụ và cung ứng các dịch vụ bưu chính theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; 465/465 xã trên địa bàn tỉnh có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các sự kiện chính trị, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; 465/465 xã có tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã vượt so với quy định.
- Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư: Có 416 xã (89,5%) đạt tiêu chí về Nhà ở dân cư; giảm 1,5% so với cuối năm 2020. Nhà ở nhiều hộ dân được xây mới, nâng cấp, cải tạo, giảm tỷ lệ nhà tạm bợ, dột nát. Kiến trúc nhà ở của các hộ cơ bản phù hợp với truyền thống, tập tục của Nhân dân, đảm bảo tính cổ truyền kết hợp với kiến trúc hiện đại, tạo thành các khu dân cư sạch đẹp. Cảnh quan khuôn viên các hộ dân, khu dân cư cơ bản đảm bảo gọn gàng, sạch, đẹp. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ ở nhà bán kiên cố sử dụng các vật liệu có niên hạn sử thấp, nhà ở đã xuống cấp tại một số xã thuộc các huyện miền núi còn tương đối cao; bên cạnh đó, một số hộ (chủ yếu là miền núi) do điều kiện kinh tế hộ gia đình nên chưa có điều kiện để tân trang lại nhà ở.
- Tiêu chí số 10 về thu nhập: Có 390 xã (83,9%) đạt tiêu chí về thu nhập; tăng 3,6% so với cuối năm 2020. Xác định thu nhập là tiêu chí quan trọng trong XDNTM, những năm qua các địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án, chính sách ưu tiên các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, mô hình sản xuất, hỗ trợ vốn vay... để tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân (các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định...). Tuy nhiên, còn 75 xã chưa đạt tiêu chí về thu nhập, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, còn 3 huyện chưa có xãnào đạt tiêu chí, một số huyện có số xã đạt thấp
- Tiêu chí số 11 về nghèo đa chiều: Có 359 xã (77,2%) đạt tiêu chí về Nghèo đa chiều; giảm 11,5% so với cuối năm 2020. Xác định, đây là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đốitượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác; các sở, ngành cấp tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo địa bàn được phân công; các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; nhiều huyện đã có100% xã hoàn thành. Bên cạnh đó, còn 106 xã chưa đạt tiêu chí; có 3 huyện chưa có xã nào đạt tiêu chí; một số huyện có nhiều xã chưa đạt.
- Tiêu chí số 12 về lao động: Có 392 xã (84,3%) đạt tiêu chí về Lao động; giảm 15,7% so với cuối năm 2020. Lao động và việc làm có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng, hiệu quả của chương trình xây dựng NTM, tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nông thôn. Trong giai đoạn 2021-2023, công tác giải quyết việc làm, an sinh xã hội được quan tâm; trong 3 năm 2021-2023, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho trên 185.000 lao động, trong đó có trên 26.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh xuống 31,1% năm 2023.
- Tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn: Đến nay, có 404 xã (86,9%) đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; giảm 8,1% so với cuối năm 2020. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh được quan tâm, đã hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với quy mô diện tích 82.000 ha; hình thành nhiều mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, như: Nông trại sinh thái Linh Kỳ Mộc, Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam, Nông trại Ánh Dương, Làng du lịch Yên Trung... Các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hữu cơ, công nghệ cao kết hợp với du lịch thu hút đông đảo du khách tham quan, mua sắm các sản phẩm nông nghiệp. Công tác chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn có nhiều chuyển biến tích cực, giai đoạn 2021-2023, đã chuyển đổi 2.458,9 ha. Đưa vào sản xuất được một loại cây trồng có giá trị cao và đã được xuất khẩu. Việc củng cố, phát triển hợp tác xã được quan tâm thực hiện; đến hết năm 2023, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.192 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư và diêm nghiệp với hơn 12.635 thành viên; có 815 hợp tác xã nông nghiệp với 62.100 thành viên, trong đó có 598 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động có hiệu quả (chủ yếu tập trung ở các xã đã đạt chuẩn NTM). Các hợp tác xã, tổ hợp tác đã sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn, tiếp cận được những thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật; góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, đã khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về đất đai, lao động tại chỗ và góp phần thay đổi tập quán canh tác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Chương trình OCOP được triển khai quyết liệt, hiệu quả; đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh có 496 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 57 sản phẩm hạng 4 sao, 438 sản phẩm 3 sao. Còn 94 xã chưa đạt tiêu chí số 12, đặc biệt các huyện miền núi, số xã đạt tiêu chí 12 còn thấp.
- Tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo: Có 457 xã (98,3%) đạt tiêu chí Giáo dục và Đào tạo; tăng 1,8% so với cuối năm 2020. Các địa phương đã quan tâm, tập trung xây mới, tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy tại các trường học theo hướng chuẩn Quốc gia, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học trong toàn tỉnh thực hiện kiểm tra, đánh giá, công nhận theo đúng kế hoạch. Năm 2023, có 100% các xã, phường, thị trấn của 27 huyện, thị xã, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3; phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mức độ 2; xóa mù chữ đạt mức độ 2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 90,34%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn về cơ sở vật chất là 84,79%. Tuy nhiên, công tác xã hội hoá trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
- Tiêu chí số 15 về y tế: Có 412 xã (86,6%) đạt tiêu chí về Y tế; giảm 7,8% so với cuối năm 2020. Công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân tiếp tục được quan tâm; tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác không để phát sinh thành ổ dịch, lan rộng ra cộng đồng. Các cơ sở y tế tiếp tục nâng cao chất lượng, ứng dụng kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản dễ dàng hơn, có chất lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí; triển khai mô hình khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp điện tử và ứng dụng VNeID; đến nay, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn đã thực hiện khám, chữa bệnh BHYT. Toàn tỉnh đến hết ngày 31/12/2023, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 91,95%. Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng dịch vụ y tế tuyến xã chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trạm y tế xã còn hạn chế, trang thiết bị tối thiểu một số trạm y tế vẫn còn thiếu; nguồn nhân lực của Trạm y tế còn thiếu, nhất là bác sĩ, hộ sinh, dược sĩ, y học cổ truyền. Hầu hết các xã, phường, thị trấn không có lực lượng nhân viên y tế thôn, bản nên việc triển khai công tác y tế dự phòng, y tế, dân số tại cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn.
- Tiêu chí số 16 về văn hóa: Có 450 xã (96,8%) đạt tiêu chí về văn hóa; tăng 2,9% so với cuối năm 2020. Thực hiện Quyết định số 696-QĐ/TU ngày 9/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng văn hoá giai đoạn 2021-2025; trong thời gian qua, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được quan tâm thực hiện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với XDNTM, phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa NTM tiếp tục được triển khai thực hiện; nâng cao chất lượng xây dựng và công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, gắn XDNTM với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp, văn hóa đặc trưng của các dân tộc, các địa phương trong tỉnh. Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, số gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa tăng lên, các lễ hội truyền thống được tổ chức đúng quy định. Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống được phát triển mạnh, nhiều CLB văn nghệ dân gian, CLB thơ, chèo, tuồng, dân ca, dân vũ được hình thành duy trì có hiệu quả, nâng cao và làm phong phú thêm đời sống văn hóa của Nhân dân.
- Tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm: Có 277 xã (59,6%) đạt tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm; giảm 20,9% so với cuối năm 2020. Công tác bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp được các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã đi vào nền nếp, quan tâm đến việc thu gom, xử lý rác thải, cải tạo cảnh quan môi trường, trồng hoa, cây xanh dọc hai bên đường, trong khu dân cư, xây dựng mương rãnh thoát nước... nhiều mô hình về bảo vệ môi trường được duy trì và ngày càng nhân rộng.
Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch của một số huyện tăng. Đây là tiêu chí khó đạt và khó duy trì của các xã XDNTM, có 277 xã đạt và giảm 20,9% so với năm 2020; có 4 huyện chưa có xã nào đạt tiêu chí này (do chưa đạt chỉ tiêu 17.1 về tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn); nhiều huyện đạt rất thấp (do chưa có nhà máy nước sạch, hoặc có nhưng độ bao phủ chưa khắp các xã, thị trấn). Do đó, có xã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2013-2020, rà soát theo Bộ tiêu chí 2021-2025, lại không đạt Tiêu chí số 17.
- Tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Có 452 xã (97,2%) đạt tiêu chí về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; tăng 0,6% so với cuối năm 2020. Các cấp ủy đảng đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và tổ chức thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh. Các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và đã có sự chuyển biến đáng kể, chất lượng được nâng lên.
- Tiêu chí số 19 về quốc phòng và an ninh: Có 462 xã (99,4%) đạt tiêu chí về Quốc phòng và An ninh; giảm 0,2% so với cuối năm 2020. Công an các huyện đã triển khai đồng bộ phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Toàn tỉnh có 398 xã, thị trấn được đưa ra khỏi diện trọng điểm, phức tạp về ANTT. Có nhiều mô hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó có những mô hình hoạt động mang lại hiệu quả góp phần bảo đảm ANTT ở nông thôn, như mô hình camera giám sát gắn với công tác bảo đảm ANTT đã được nhân rộng. Lực lượng dân quân tiếp tục được xây dựng vững mạnh, rộng khắp, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; tích cực xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, bảo đảm giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong XDNTM.
Qua số liệu về kết quả thực hiện các mục tiêu theo Bộ Tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025, cho thấy: Có 8 tiêu chí tăng so với năm 2020. Nguyên nhân tăng các tiêu chí là do các xã mới đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2023. Có 11 tiêu chí giảm so với năm 2020. Nguyên nhân giảm các tiêu chí: Do bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 có nhiều chỉ tiêu hơn so với bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020, tăng từ 49 chỉ tiêu lên 57 chỉ tiêu/19 tiêu chí. Nhiều tiêu chí mức độ đạt chuẩn của từng chỉ tiêu cũng được quy định cao hơn như: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ nguồn cấp nước tập trung; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực của xã và được chứng nhận VietGAP; tỷ lệ người dân có sổ khám chữa bệnh điện tử và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa; gắn mã địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên nền tảng bản đồ số quốc gia; tỷ lệ nghèo đa chiều... Ngoài ra, trong bộ tiêu chí mới, có một số chỉ tiêu mà giai đoạn trước không có. Bên cạnh đó, một số địa phương sau khi được công nhận NTM thì việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí chưa được quan tâm đúng mức.
Nhà văn hoá thôn Đa Nẫm, xã Yên Phú (Yên Định).Ảnh tư liệu
2.2. Cấp huyện
Thực hiện Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; qua rà soát, đánh giá của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh, kết quả XDNTM của 23 huyện như sau:
- Tiêu chí số 1 về quy hoạch: có 23/23 huyện (100%) đạt tiêu chí về Quy hoạch; tăng 69,6% so với cuối năm 2020.
- Tiêu chí số 2 về giao thông: Có 14/23 huyện (60,9%) đạt tiêu chí về Giao thông; giảm 8,7% so với cuối năm 2020.
- Tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng, chống thiên tai: Có 22/23 huyện (95,7%) đạt tiêu chí về thủy lợi và phòng, chống thiên tai; tăng 21,7% so với cuối năm 2020.
- Tiêu chí số 4 về điện: Có 21/23 huyện (91,3%) đạt tiêu chí về Điện; tăng 4,3% so với cuối năm 2020.
- Tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục: Có 9/23 huyện (39,1%) đạt tiêu chí về y tế - văn hóa - giáo dục; giữ nguyên so với cuối năm 2020.
- Tiêu chí số 6 về kinh tế: Có 11/23 huyện (47,8%) đạt tiêu chí về Kinh tế; giảm 30,4% so với cuối năm 2020.
- Tiêu chí số 7 về môi trường: Có 8/23 huyện (34,8%) đạt tiêu chí về Môi trường; giảm 4,3% so với cuối năm 2020.
- Tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống: Có 8/23 huyện (34,8%) đạt tiêu chí về Chất lượng môi trường sống; giảm 65,2% so với cuối năm 2020.
- Tiêu chí số 9 về hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công: Có 17/23 huyện (73,9%) đạt tiêu chí về hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công; giảm 26,1% so với cuối năm 2020.
Như vậy, có 4/23 huyện đạt 9/9 tiêu chí; có 2/23 huyện đạt 7/9 tiêu chí; có 2/23 huyện đạt 6/9 tiêu chí; có 1/23 huyện đạt 5/9 tiêu chí; có 6/23 huyện đạt 4/9 tiêu chí; có 5/23 huyện đạt 3/9 tiêu chí so với Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025. Có tiêu chí tăng cao so với năm 2020, như: Tiêu chí số 1 về quy hoạch tăng 69,6%, nhưng cũng có tiêu chí giảm sâu, như: Tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống giảm 65,2%. Có tiêu chí nhiều huyện không đạt như: Tiêu chí số 7 về môi trường, Tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống, Tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục.
Nguyên nhân chưa đạt các tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025: So với Bộ tiêu chí 2016 -2020, giai đoạn 2021-2025, có nhiều tiêu chí khó, cần nhiều thời gian, nguồn lực mới có thể triển khai thực hiện. Cụ thể một số tiêu chí như: Tiêu chí số 2 về giao thông có thêm chỉ tiêu về tỷ lệ đường huyện được trồng cây xanh, bến xe khách tại trung tâm huyện; Tiêu chí số 6 về kinh tế: Có chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; Tiêu chí số 7 về môi trường: Có chỉ tiêu về phân loại rác thải; công trình xử lý nước thải...
3. Kết quả triển khai 6 Chương trình chuyên đề hỗ trợ thực hiện Chương trình XDNTM
3.1. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các huyện bám sát hướng dẫn của Trung ương, Kế hoạch của tỉnh, tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP. Toàn tỉnh có 496 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 57 sản phẩm hạng 4 sao, 438 sản phẩm 3 sao của 344 chủ thể OCOP (73 doanh nghiệp, 102 HTX, 10 tổ hợp tác, 159 hộ sản xuất, kinh doanh); phần lớn các sản phẩm sau khi được công nhận xếp hạng OCOP đều có tăng trưởng về quy mô, số lượng và doanh thu bán hàng (khoảng 15 - 20%). Nhiều sản phẩm OCOP đã tạo dựng được thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đặc biệt, có một số sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật... So với mục tiêu đến năm 2025, tỉnh đã đạt 85,7% kế hoạch về số sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, 20% kế hoạch về số sản phẩm OCOP 5 sao. Tổ chức nhiều đợt xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các siêu thị và tại một số tỉnh, thành phố; tạo điều kiện, hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm; biên tập và phát hành hàng năm cuốn Catalog và cuốn bản tin sản xuất, thị trường và tiêu thụ sản phẩm OCOP để giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh; nhiều sản phẩm OCOP được quảng bá, giới thiệu trên các sàn thương mại điện tử như: Voso.vn, Posmart.vn, Lazada, Shopee, Tiki...
3.2. Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong XDNTM
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 14/4/2023 về Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2023-2025. Công tác hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc bảo tồn, phục dựng, khai thác các hoạt động văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch nông thôn được quan tâm, đẩy mạnh: Tổ chức thành công các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các lễ hội được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; triển khai thực hiện dự án truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống gắn với hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn các huyện, nhất là các huyện miền núi... Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và tổ chức học tập kinh nghiệm về quản lý di sản văn hoá phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ, dân nhạc cho cán bộ, công chức văn hóa cơ sở và cho cộng đồng. Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn Chương trình phát triển du lịch nông thôn cho các chủ cơ sở và người lao động du lịch nông thôn. Công tác quản lý và bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử được các huyện quan tâm triển khai thực hiện; tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thu hút được du khách và Nhân dân tham gia; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch cộng đồng, tập trung xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng trải nghiệm, các trang trại vườn đồi, hang động... các hình thái du lịch này ngày càng nhận được sự quan tâm, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là khách nước ngoài, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của Nhân dân địa phương.
3.3. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ XDNTM
Trong Đề án Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 5060/QĐ-UBND ngày 25/11/2020 của UBND tỉnh, Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ XDNTM đã được lồng ghép vào 2 Chương trình: Ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh và XDNTM của Đề án. Từ năm 2021 đến nay, hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc 06 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Trong số các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, có từ 10 - 15 nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và XDNTM. Nhiều huyện đã thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ XDNTM; triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án khoa học công nghệ vào sản xuất.
3.4. Chương trình chuyển đổi số trong XDNTM hướng tới NTM thông minh
Thực hiện Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 20/10/2022 của UBND tỉnh về Chương trình chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025; các ngành, địa phương đã triển khai thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng lực hạ tầng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cho các địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông phát triển hạ tầng, mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị có liên quan để tham mưu, thẩm định các chương trình, dự án ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Chương trình XDNTM được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được xử lý trên môi trường mạng, vượt chỉ tiêu so với mục tiêu đến năm 2025. Toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 15 thôn thông minh thuộc các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 8 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với lĩnh vực nổi trội về chuyển đổi số.
3.5. Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong XDNTM
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 5/6/2023 về thực hiện các mô hình thôn, xóm “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”, khu dân cư kiểu mẫu năm 2023; Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 06/02/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2025; các sở, ngành và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã chủ động thực hiện và phối hợp thực hiện các nội dung của Kế hoạch, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Một số mô hình về bảo vệ môi trường được duy trì và ngày càng phát huy nhân rộng, như: Phân loại rác thải tại nguồn kết hợp chống rác thải nhựa, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón vi sinh quy mô hộ gia đình, mô hình ngôi nhà thu gom phế liệu phòng chống rác thải nhựa tại trường học...
3.6. Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí ANTT trong XDNTM
Thực hiện Kế hoạch số 71/KH-BCA-V05 ngày 23/02/2023 của Bộ Công an về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả tiêu chí an ninh, trật tự trong XDNTM, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chương trình nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện tiêu chí ANTT trong XDNTM năm 2023.
An ninh trên các tuyến, lĩnh vực, địa bàn, mục tiêu trọng điểm tiếp tục được giữ vững ổn định, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, hình thành điểm nóng. Tội phạm về trật tự xã hội giảm, hoạt động của các loại tội phạm được kiềm chế; không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; không để phát sinh các loại tội phạm có tổ chức nhất là hoạt động của băng nhóm, không có các tụ điểm tệ nạn xã hội phức tạp; đấu tranh trấn áp mạnh với các đối tượng, điểm, đường dây hoạt động tín dụng đen; triệt xóa nhiều điểm, đường dây ma túy lớn hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia và triệt xóa cơ bản các điểm, tụ điểm, đối tượng mua bán trái phép chất ma túy trong toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 640 mô hình tự quản về ANTT trong đó có nhiều mô hình hoạt động mang lại hiệu quả góp phần bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở. Tổ chức Hội nghị điểm sơ kết công tác xây dựng mô hình camera với ANTT trong XDNTM giai đoạn 2021-2023 và được Bộ Công an nhân rộng trên toàn quốc. Nhiều huyện đã có nhiều mô hình, cách làm hay trong việc thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng XDNTM.
4. Kết quả thực hiện XDNTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu
4.1. Kết quả thực hiện XDNTM
a) Cấp huyện
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, đạt 76,47% so với mục tiêu đến năm 2025 Trung ương giao (17 đơn vị cấp huyện) và 68,42% so với mục tiêu phấn đấu của tỉnh (19 đơn vị cấp huyện). Giai đoạn 2021 - 2023, có thêm 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ XDNTM (Triệu Sơn, Nông Cống, Thiệu Hóa, Sầm Sơn, Bỉm Sơn).
b) Cấp xã
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 360/465 xã đạt chuẩn NTM, đạt 87,8% so với mục tiêu đến năm 2025 (410 xã đạt chuẩn NTM). Giai đoạn 2021-2023, có thêm 43 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Bình quân đạt 17,39 tiêu chí/xã. Còn 105 xã chưa đạt chuẩn NTM, trong đó: có 04 xã đạt 19 tiêu chí; có 16 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; có 53 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí; có 32 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; không còn xã dưới 5 tiêu chí.
c) Thôn, bản (đối với các địa phương đặc biệt khó khăn)
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM, đạt 81,8% so với mục tiêu đến năm 2025 (876 thôn, bản đạt chuẩn NTM); có 66 thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM, đạt 65,3% so với mục tiêu đến năm 2025 (101 thôn, bản đạt chuẩn NTM). Giai đoạn 2021 - 2023, có 167 thôn, bản (trong đó, có 29 thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn).
Số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn chưa được công nhận đạt chuẩn NTM là 103 thôn, bản.
4.2. Kết quả thực hiện NTM nâng cao
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 90 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 54,5% so với mục tiêu đến năm 2025 (165 xã đạt chuẩn NTM nâng cao).
Giai đoạn 2021-2023, có thêm 68 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
4.3. Kết quả thực hiện NTM kiểu mẫu
a) Cấp xã
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 39% so với mục tiêu đến năm 2025 (41 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu). Giai đoạn 2021 - 2023, có thêm 15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
b) Thôn, bản
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 450 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 132,1% so với mục tiêu đến năm 2025 (340 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu).
4.4. Kết quả thực hiện XDNTM trên địa bàn 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát đến hết năm 2023.
15 xã biên giới và xã Mường Lý (Mường Lát) là những xã có vị trí an ninh quốc gia rất quan trọng, đều là các xã đặc biệt khó khăn (có 4 xã thuộc khu vực I; 2 xã thuộc khu vực II và 10 xã thuộc khu vực III), vị trí địa lý không thuận lợi, địa hình hiểm trở, thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của lũ ống, lũ quét, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thiếu và yếu, sản xuất chưa phát triển, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm XDNTM rất thấp.
Đến tháng 12/2023, chưa có xã nào trong 16 xã nêu trên đạt chuẩn NTM; bình quân mới đạt 9,6 tiêu chí/xã; có 6 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 10 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí. Có 3 tiêu chí: Thu nhập, Nghèo đa chiều, Môi trường và ATTP chưa có xã nào đạt.
5. Tình hình huy động, sử dụng các nguồn vốn thực hiện Chương trình
Tổng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình XDNTM giai đoạn 2021-2023 là 19.453.810/44.700.000 triệu đồng đạt 43.52% so với kế hoạch đến năm 2025. Bao gồm:
5.1. Ngân sách trung ương: 1.442.696 triệu đồng, chiếm 7,42%.
a) Vốn đầu tư phát triển:
- Giai đoạn 2021-2025: 2.154.920 triệu đồng (Đợt 1: 1.920.500 triệu đồng; đợt 2 (vốn bổ sung): 234.420 triệu đồng).
- Số vốn trung hạn đã phân bổ chi tiết đến từng dự án và mức vốn: 2.139.920 triệu đồng. Số vốn chưa phân bổ chi tiết: 15.000 triệu đồng.
- Số vốn Trung ương giao năm 2021, 2022 và 2023: 1.092.850 triệu đồng:
+ Năm 2022 (bao gồm cả của năm 2021): 564.660 triệu đồng. Tiến độ giải ngân đến nay đạt 99,16%.
+ Năm 2023: 528.190 triệu đồng. Tiến độ giải ngân đến nay đạt 91,49%. Vốn sự nghiệp: Tổng số vốn trung ương giao năm 2021, 2022 và 2023: 339.846 triệu đồng; đã phân bổ chi tiết: 339.846 triệu đồng.
Theo báo cáo của các địa phương, tiến độ giải ngân vốn năm 2021 (chuyển nguồn năm 2022 thực hiện) đạt 100%; vốn năm 2022 và 2023, tiến độ giải ngân đạt 80,38%.
5.2. Ngân sách tỉnh
Thực hiện chính sách khuyến khích XDNTM của tỉnh, năm 2021, năm 2022 và năm 2023, ngân sách tỉnh đã bố trí 437.505 triệu đồng, chiếm 2,25%. Tiến độ giải ngân đến nay: vốn năm 2021 đạt 100%, vốn năm 2022 và 2023 đạt 87,8%.
5.3. Ngân sách huyện, xã: 8.588.876 triệu đồng, chiếm 44,15%. Trong đó:
+ Ngân sách huyện: 3.255.883 triệu đồng, chiếm 16,73%;
+ Ngân sách xã: 5.332.993 triệu đồng, chiếm 27,42%;
5.4. Vốn lồng ghép: 2.949.419 triệu đồng, chiếm 15,16%;
5.5. Vốn tín dụng: 2.213.413 triệu đồng, chiếm 11,38%;
5.6. Vốn doanh nghiệp, HTX: 713.135 triệu đồng, chiếm 3,67%;
5.7. Vốn huy động của cộng đồng dân cư (bao gồm tiền mặt và giá trị ngày công lao động, vật tư, vật liệu, hiến đất): 3.118.766 triệu đồng, chiếm 16,03% (không bao gồm kinh phí người dân tự chỉnh trang nhà ở dân cư).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
Trong thời gian từ năm 2021 đến năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, Chương trình XDNTM của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tích cực.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình đã được các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ; về cơ bản các cơ chế, chính sách, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện Chương trình XDNTM trên địa bàn tỉnh đã được ban hành kịp thời, có nhiều đổi mới, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ XDNTM, nâng cao chất lượng các tiêu chí để XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch đã đề ra.
Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình XDNTM được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả; qua đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về Chương trình phát triển Nông nghiệp và XDNTM; chú trọng nâng cao chất lượng các phong trào thi đua XDNTM, các cuộc vận động; đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia XDNTM đi vào thực chất, đem lại sự chuyển biến tích cực, rõ nét tới từng thôn, bản, hộ gia đình và cuộc sống của mỗi người dân nông thôn. Nhiều mô hình, phong trào thi đua XDNTM được triển khai, nhân rộng và phát huy hiệu quả; nổi bật là phong trào thi đua hiến đất chung sức XDNTM thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia, hưởng ứng.
Bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình XDNTM từ cấp tỉnh đến cấp xã đã được thành lập, kiện toàn, đi vào hoạt động có hiệu quả, nền nếp. Công tác phối hợp của các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện tương đối nhịp nhàng. Công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát được quan tâm thực hiện. Thanh Hóa là tỉnh lớn, có nhiều huyện miền núi khó khăn, nhưng một số chỉ tiêu XDNTM vượt kế hoạch đề ra, số lượng xã NTM đứng thứ hai, xã NTM nâng cao đứng thứ ba và xã NTM kiểu mẫu đứng thứ năm cả nước. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu được nâng lên; số lượng sản phẩm OCOP thuộc nhóm 5 tỉnh dẫn đầu cả nước và đa dạng về chủng loại. Thực hiện XDNTM đồng bộ cả quy mô cấp huyện, xã, thôn, bản và các cấp độ NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phù hợp với điều kiện thực tế, từng vùng miền của tỉnh.
Kết quả thực hiện Chương trình XDNTM tiếp tục góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống đại bộ phận người dân nông thôn, hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường; nhiều mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị đã đem lại hiệu quả; các hoạt động văn hoá - thể thao và học tập trong cộng đồng được duy trì và phát triển; y tế, giáo dục tiếp tục được chăm lo; môi trường từng bước được cải thiện; ANTT và an toàn xã hội được đảm bảo; diện mạo nông thôn được đổi mới mạnh mẽ. Trên địa bàn toàn tỉnh, phong trào XDNTM đã phát triển rộng khắp, thu hút được sự tham gia của người dân, doanh nghiệp; từng bước thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc là nền tảng cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế
2.1. Khó khăn, vướng mắc
- Bộ tiêu chí NTM của Trung ương và của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu mới và khó. Cụ thể: (1) Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2016 - 2020 có 15 tiêu chí và 41 chỉ tiêu, giai đoạn 2021 - 2025 là 19 tiêu chí và 75 chỉ tiêu, tăng 4 tiêu chí và 34 chỉ tiêu. (2) xã kiểu mẫu phải có thôn thông minh và các tiêu chí nổi trội để thực hiện cũng đòi hỏi mức độ cao hơn nên lựa chọn xây dựng tiêu chí nổi trội nhiều xã khó khăn, lúng túng.
- Một số nội dung, tiêu chí xã NTM, xã NTM nâng cao được quy định quácao, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, gây khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, như: Quy hoạch đối với các xã thuộc quy hoạch đô thị; nghèo đa chiều; thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực; vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng; tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử; gắn mã địa chỉ số; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước sạch tập trung đối với các xã miền núi; tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng; hình thức thu gom xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt; mô hình xử lý nước mặt...
- Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ các xã XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong khi nhu cầu nguồn lực rất lớn, chưa kịp thời động viên phong trào XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của các địa phương.
- Nguồn thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất của nhiều huyện, xã năm 2022, 2023 không đạt kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội phục vụ XDNTM.
- Khó hoàn thành chỉ tiêu nước sạch tập trung: Do phải phụ thuộc vào nhà máy nước sạch lắp nối về địa phương. Trong khi đó cơ chế nhà nước không đầu tư nhà máy nước sạch. Hầu hết các xã người dân có thu nhập chưa cao, dân số ít, địa bàn dân cư rộng nên phải đầu tư hệ thống đường ống lớn, chi phí đầu tư cao nên nhiều hộ gia đình không có điều kiện sử dụng nước sạch tập trung.
- Trong 105 xã chưa đạt chuẩn NTM, có 99 xã thuộc các huyện miền núi, điều kiện rất khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc khả năng hoàn thành mục tiêu XDNTM của cả giai đoạn 2021 - 2025.
2.2. Tồn tại, hạn chế
- Công tác triển khai, tuyên truyền ở một số địa phương chưa thường xuyên, chưa sâu rộng, chưa thực sự có chiều sâu; nội dung tuyên truyền chưa sát với tình hình thực tế. Nhận thức của một số bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân về XDNTM còn hạn chế; chưa nhận thức đầy đủ vai trò chủ thể của mình trong XDNTM, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa tích cực, chủ động và tự nguyện trong đóng góp XDNTM, nhất là ở khu vực miền núi cao. Hoạt động của một số Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối NTM cấp huyện chưa khoa học, chưa sâu sát, thiếu hiệu quả. Tỉnh chưa ban hành Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ XDNTM.
- Kết quả thực hiện Chương trình XDNTM tại một số địa phương chưa thực sự bền vững; còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền trong tỉnh. Chưa có huyện miền núi được công nhận đạt chuẩn huyện NTM. Huyện Mường Lát chưa có xã đạt chuẩn NTM. Tiến độ XDNTM trên khu vực miền núi chậm, nhất là các huyện miền núi cao. Kết quả thực hiện giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, đời sống của số ít người dân còn khó khăn. Việc thực hiện các tiêu chí: Thu nhập, lao động, giao thông, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, môi trường và ATTP ở các huyện miền núi gặp nhiều khó khăn, khó hoàn thành. Một số địa phương chủ yếu tập trung huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, chưa quan tâm, chú trọng nhiều đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân. Một số xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020 nhưng một số tiêu chí chưa đạt so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025. Công tác duy trì và nâng cao các tiêu chí sau đạt chuẩn còn hạn chế, chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn xuống cấp do chưa được sửa chữa, nâng cấp kịp thời. Một số tiêu chí NTM chưa thực sự bền vững, khó duy trì như: Tổ chức sản xuất, Môi trường và ATTP, Tỷ lệ người dân tham gia BHYT. Trong đó tiêu chí môi trường và ATTP nhiều xã không đạt, tỷ lệ hộ dân được dùng nước sinh hoạt tập trung còn ít do nhiều nơi khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư dự án nhà máy nước sạch. Cảnh quan môi trường nông thôn tuy được quan tâm nhưng chưa được duy trì thường xuyên, liên tục; việc xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt... chưa được xử lý triệt để; tỷ lệ cây xanh trên địa bàn chưa cao. Có huyện sau 3 năm đạt chuẩn NTM chưa có xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu.
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững đã được quan tâm, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, tỷ lệ nông sản được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ vẫn còn ít; việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhưng sản phẩm có thương hiệu mạnh, sản phẩm xuất khẩu còn ít. Một số sản phẩm thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chủ yếu là sản phẩm truyền thống, chưa áp dụng công nghệ, tính hàng hóa chưa cao, không ổn định, tính cạnh tranh thấp; nhiều sản phẩm OCOP chưa được đưa lên sàn giao dịch điện tử hoặc đã được đưa lên sàn nhưng ít có giao dịch. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn chưa nhiều; một số HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hoạt động chưa hiệu quả.
- Việc huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình XDNTM còn rất khó khăn, nhất là các nguồn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và trong Nhân dân. Nguồn lực để XDNTM ở nhiều huyện miền núi còn hạn chế, kết quả XDNTM còn thấp, số xã đạt chuẩn NTM còn ít. Tổng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình XDNTM giai đoạn 2021 - 2023 mới đạt 43,52% so với kế hoạch đến năm 2025. Còn có huyện chậm lập dự án nên không đủ điều kiện để tỉnh phân bổ vốn đầu tư.
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Sự tác động bất lợi của suy thoái kinh tế, tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã tác động đến sản xuất và đời sống của người dân, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện Chương trình XDNTM.
- Tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 được nâng cao, một số nội dung, tiêu chí xã NTM, xã NTM nâng cao được quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, rất khó thực hiện.
- Địa bàn tỉnh rộng, địa hình phức tạp, có nhiều huyện miền núi; một số xã có điểm xuất phát rất thấp, địa bàn rộng, dân cư thưa thớt (nhất là các huyện miền núi cao), nguồn lực hạn chế, hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đảm bảo.
- Bộ máy tham mưu, giúp việc cho BCĐ thực hiện các Chương trình MTQG từ huyện đến xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Các xã gặp nhiều khó khăn về nguồn lực; nguồn đấu giá đất xã chỉ được hưởng tỷ lệ (%) thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước, thị trường bất động sản trầm lắng, các mặt bằng khu dân cư đấu giá không có người mua, nên ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư triển khai thực hiện các công trình để hoàn thành các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa thật sự chủ động, thiếu quyết liệt và sáng tạo trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc thực hiện Chương trình XDNTM; có biểu hiện thiếu quyết tâm, ngại khó, trông chờ vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên. Một số cấp ủy, chính quyền cấp xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM có biểu hiện thỏa mãn, bằng lòng, giảm động lực phấn đấu; chưa chú trọng hoàn thiện, duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM, nên một số tiêu chí không bền vững, thậm chí không đạt chuẩn theo tiêu chí mới. Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể, các chi tổ hội ở thôn, bản, có nơi chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động người dân. Tư duy, trình độ sản xuất của một bộ phận người dân còn thấp, chậm thay đổi, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu gắn kết. Nhiều hộ gia đình có điều kiện nhưng chưa mạnh dạn tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Một số xã việc xác định lộ trình, giải pháp thực hiện Chương trình XDNTM còn chung chung, thiếu tính thực tế, khoa học, việc giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo chưa cụ thể và chồng chéo về nhiệm vụ. Việc sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành chưa đúng thực chất, còn hình thức nên khi thực hiện còn lúng túng.
- Việc kêu gọi, huy động thu hút nguồn vốn đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân cùng tham gia bỏ vốn đầu tư thực hiện còn hạn chế.
Nguồn lực thực hiện các chính sách của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững còn dàn trải. Nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất.
Phần thứ hai
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1 . Đối với Trung ương
- Sớm ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn phù hợp với các Bộ tiêu chí mới để các địa phương có cơ sở bổ sung, điều chỉnh những nội dung đã ban hành giai đoạn trước, hiện không còn phù hợp.
- Xem xét, bổ sung nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG cho các xã chưa đạt chuẩn NTM, nhất là các xã thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
2. Đối với HĐND tỉnh
- Xem xét, sửa đổi Nghị quyết 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về việc Ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025.
- Bổ sung thêm kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ XDNTM và đối ứng với nguồn ngân sách Trung ương, theo đúng Nghị quyết đã được HĐND tỉnh quyết nghị.
- Quan tâm hỗ trợ đầu tư một số hạng mục công trình điểm nhấn xây dựng huyện NTM nâng cao như cảnh quan môi trường văn hóa.
- Có cơ chế để hỗ trợ xi măng cho các xã XDNTM nâng cao ngoài kế hoạch; hỗ trợ kinh phí xây dựng NTM thông qua việc cung ứng xi măng; có cơ chế, chính sách bố trí nguồn vốn để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
3. Đối với UBND tỉnh
- Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về việc Ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025 để trình HĐND tỉnh xem xét, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Chỉ đạo các sở, ngành đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương trong quá trình XDNTM thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của sở, ngành và địa bàn được phân công phụ trách.
- Rà soát tất cả các tiêu chí, xác định mức độ đạt chuẩn (xã NTM, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu) so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 để chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với địa phương hỗ trợ các xã giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được; tập trung củng cố, nâng cao những tiêu chí yếu, tiêu chí sụt giảm. Chỉ đạo các sở, ngành kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021 - 2025.
- Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã thường xuyên duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình của các xã NTM; hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị không đủ nguồn lực để tránh xuống cấp các công trình.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, xã hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
- Nghiên cứu đề xuất của các huyện về việc giao chủ đầu tư các dự án hạ tầng khu dân cư cho UBND cấp xã để tránh quá tải cho Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cấp huyện.
4. Đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành tăng cường trách nhiệm trong thực hiện các tiêu chí có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương trong quá trình XDNTM thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của sở, ngành và địa bàn được phân công phụ trách. Nghiêm túc, chặt chẽ, chính xác trong việc thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM, xã NTM, xã NTM kiểu mẫu đảm bảo chất lượng, thực chất, không chạy theo thành tích. Tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng cho các công trình, dự án XDNTM.
- Đối với các sở chuyên ngành:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo XDNTM tỉnh. Chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, tăng tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, sản phẩm hữu cơ, đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.
Tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX.
+ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh: Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho BCĐ tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình; làm tốt chức năng điều phối, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các nội dung tiêu chí thuộc lĩnh vực chuyên môn của từng ngành.
Thực hiện theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả XDNTM tại các địa phương, định kỳ báo cáo BCĐ tỉnh, UBND tỉnh.
+ Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
+ Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương về công tác bàn giao, quản lý, sử dụng các công trình giao thông nông thôn sau khi hoàn thành nghiệm thu để quản lý chất lượng công trình; gắn trách nhiệm địa phương về công tác bảo trì, duy tu hoặc bảo vệ đối với các tuyến đường liên xã, liên thôn để nâng cao hiệu quả sử dụng, kéo dài tuổi thọ công trình.
+ Sở Xây dựng hướng dẫn, chỉ đạo các xã rà soát lại công tác quy hoạch NTM để tiến hành lập quy hoạch mới thay thế quy hoạch đã hết thời hạn; hoặc bổ sung, điều chỉnh những quy hoạch chất lượng thấp đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Đồng thời, tích cực hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí quy hoạch theo chuẩn mới. Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình thay thế những mẫu cũ không còn phù hợp, tạo điều kiện cho các xã tiết kiệm được chi phí đầu tư và thời gian lập hồ sơ thiết kế, dự toán.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh về chỉ tiêu sử dụng đất của các địa phương để có đất xây dựng các công trình NTM. Hướng dẫn các địa phương thực hiện đầy đủ các nội dung của tiêu chí môi trường một cách bền vững.
+ Sở Công thương thẩm định quy hoạch, xây dựng chợ nông thôn cần quan tâm đến nhu cầu, hiệu quả sử dụng; vị trí, địa điểm xây dựng không ảnh hưởng đến giao thông, mỹ quan đô thị, phù hợp với các quy hoạch liên quan và thực tiễn từng địa phương.
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương tăng cường các biện pháp giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm.
5. Các huyện, thị xã, thành phố
- Thường xuyên kiện toàn và nâng cao năng lực của Ban Chỉ đạo cấp huyện, Ban quản lý cấp xã, Ban phát triển thôn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đưa nội dung XDNTM vào các cuộc họp giao ban định kỳ để đánh giá những việc đã làm được, những khó khăn, tồn tại nhằm giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành được hiệu quả hơn.
- Chỉ đạo các xã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm theo đúng quy định và tổ chức thực hiện có hiệu quả; đề ra giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí đảm bảo đạt chuẩn, bền vững.
- Khẩn trương rà soát các tiêu chí so với bộ tiêu chí 2021 - 2025; có kế hoạch nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí bảo đảm 19/19 đều đạt chuẩn. Các xã đạt chuẩn NTM trong các thời kỳ phải tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, tránh tình trạng thỏa mãn, đạt chuẩn NTM là xong nhiệm vụ; phải xác định XDNTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Đối với các xã chưa đạt chuẩn NTM, phải duy trì các tiêu chí đã đạt, có kế hoạch, lộ trình cụ thể phấn đấu đạt chuẩn các tiêu chí còn lại; phân công các thành viên phụ trách từng tiêu chí, huy động nguồn lực, tập trung chỉ đạo đạt chuẩn theo kế hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý đầu tư, chấn chỉnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh các dự án đầu tư đảm bảo phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản.
- Có cơ chế quản lý, khai thác hiệu quả các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng do xã quản lý. Hàng năm, ưu tiên bố trí nguồn vốn để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng nông thôn đã xuống cấp; bố trí kinh phí giải quyết dứt điểm nợ xây dựng cơ bản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình; tiến hành tổng kết, sơ kết theo yêu cầu. Phát huy vai trò phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể; phát huy vai trò giám sát cộng đồng trong XDNTM.
Trên đây là Báo cáo kết quả giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình XDNTM từ năm 2021 đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
Nhóm PV
{name} - {time}
-
2024-11-21 18:23:00
Thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ
-
2024-11-21 18:00:00
[Bản tin 18h] Tái diễn tình trạng lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ dịp Tết
-
2024-07-08 12:23:00
Điểm nóng 8/7: Bắt ‘ông trùm’ đường dây cho vay lãi ‘cắt cổ’ 629%/năm
Phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII
Tiếp tục “Đoàn kết trong đảng, đoàn kết trong hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân”, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển (*)
[E-Magazine] – Thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới
Bộ đội Biên phòng tỉnh đoàn kết, sáng tạo, nêu gương, quyết thắng
Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII
Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận hết lòng vì công việc
Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 8/7/2024